Đề bài
Phần I. Đọc hiểu văn bản (4.0 điểm)
Câu 1: (0.5 điểm) Thông hiểu
“Tôi đem xác Dế Choắt đến chon một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.
(Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
Dế Mèn đã nghĩ gì về bài học đường đời đầu tiên của mình?
Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong ví dụ sau? Gạch chân dưới từ ngữ thể hiện biện pháp tu từ ấy?
Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
(Trích: Theo chân Bác – Tố Hữu)
Câu 3: (3.0 điểm) Vận dụng cao
Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu) nêu cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua khổ thơ:
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
(Trích Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)
Phần II. Làm văn (6 điểm) Vận dụng cao
Những nơi ta đi qua, những cảnh vật ta trông thấy – ngôi trường, khu phố, con đường,… dù ít dù nhiều cũng để lại cho ta ấn tượng khó quên. Hãy viết bài văn tả lại một khung cảnh mà em yêu thích nhất.
Lời giải chi tiết
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu
|
Nội dung
|
1
|
1.
Phương pháp: căn cứ vào nội dung bài học
Cách giải:
Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình.
2.
Phương pháp: căn cứ bài Hoán dụ
Cách giải:
- Biện pháp tu từ: hoán dụ
- Từ ngữ thể hiện: Trái đất
3.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Đoạn văn tham khảo:
Trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tác giả Minh Huệ viết: Đêm nay Bác ngồi đó; Đêm nay Bác không ngủ; Vì một lẽ thường tình; Bác là Hồ Chí Minh. Đoạn thơ khiến lòng ta gợn lên câu hỏi: Tại sao Bác không ngủ lại là "Vì... Bác là Hồ Chí Minh"? Có thể nói, trong suốt cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình, Bác Hồ đã trải qua nhiều đêm không ngủ. Còn nhớ, thời kì bị giam cầm ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch, Bác từng: "Một canh... hai canh... lại ba canh. Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành..."; rồi giữa rừng Việt Bắc trong chiến dịch Thu - Đông 1947, Bác từng chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Việc "Đêm nay Bác không ngủ" là "một lẽ thường tình", vì "Bác là Hồ Chí Minh" bởi Bác đã trở thành một biểu tượng, một "định nghĩa" về đức hi sinh, lo lắng cho dân, cho nước. Câu hỏi: Tại sao "Đêm nay Bác không ngủ"? có một câu trả lời thật giản dị mà vĩ đại như vậy đó!
|
2
|
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:
I- Mở bài:
Giới thiệu chung về cảm nhận của bản thân về buổi sáng mùa xuân trên quê hương.
II- Thân bài:
Miêu tả cụ thể một số cảnh tiêu biểu để làm nổi bật nét đặc trưng của buổi sáng mùa xuân:
- Bầu trời: cao hơn, rộng hơn sau những ngày động âm u, lạnh giá
- Mặt đất: tràn đầy nhựa sống,...
- Không khí: ấm áp
- Mưa xuân: lất phất, dịu dàng/ (Hoặc: Nắng xuân: ấm áp chiếu xuống vạn vật như muốn đánh thức tất cả...)
- Gió xuân: nhẹ nhẹ, mơn man,...
- Cây cối: đâm chồi nẩy lộc, trỗi dậy những mầm xanh tươi non...
- Hoa: đua nhau khoe sắc thắm
- Chim chóc: ca vang,... từng đàn én rộn ràng bay liệng trên bầu trời...
- Không gian: chan hoà hương thơm, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh
- Lòng người: phơi phới niềm vui, tràn đầy ước mơ, hi vọng,...
III- Kết bài:
Cảm nghĩ chung về quê hương
|
Nguồn: Sưu tầm
HocTot.Nam.Name.Vn