Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 8- Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 8 Đề bài PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ai? A. Nguyễn Đình Chiểu. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Nguyễn Trung Trực. Câu 2. Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp ước Nhâm Tuất. B. Hiệp ước Giáp Tuất. C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. D. Hiệp ước Hác-măng. Câu 3. “Chiếu Cần vương” ra đời trong thời gian nào? Tại đâu? A. Ngày 13/6/1883 tại Tân Sở (Quảng Trị). B. Ngày 13/6/1883 tại Phú Gia (Hà Tĩnh). C. Ngày 13/7/1885 tại Tân Sở (Quảng Trị). D. Ngày 13/7/1885 tại Phú Gia (Hà Tĩnh). Câu 4. Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là A. Phan Đình Phùng. B. Phạm Bành. C. Nguyễn Thiện Thuật. D. Hoàng Hoa Thám. Câu 5. Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, hãy chọn từ (dân tộc, nhân dân, triều Nguyễn, Cần Vương) thích hợp điền vào chỗ trống… để được câu có nội dung đúng Sau Hiệp ước 1994 và cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, triều đình hoàn toàn đầu hàng. Nhân dân tiếp tục chiến đấu dưới ngọn cờ (1) … Chiếu Cần vương đã gắn quyền lợi của (2) … với quyền lợi của (3) … nên đã được (4) … tích cực ủng hộ. Câu 6. Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được nội dung đúng
PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Câu 2. Xã hội Việt Nam phân hóa như thế nào sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? Câu 3. Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác với lớp người đi trước? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 118, 119. Cách giải: Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau đó sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã kháng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết nười Nam đánh Tây”. Chọn: D Câu 2. Phương pháp: sgk trang 124. Cách giải: Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 126. Cách giải: Sau khi đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Chọn: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 129. Cách giải: Lãnh đao cao nhất của khởi nghĩa Hương Khê là Phan Đình Phùng. Chọn: A Câu 5. Phương pháp: Điền từ. Cách giải: (1) Cần vương (2) triều Nguyễn (3) dân tộc (4) nhân dân Câu 6. Phương pháp: Nối cột Cách giải: 1-b, 2-a, 3-c, 4-d. PHẦN II: TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: sgk trang 114-115, suy luận. Cách giải: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam xuất phát từ những lí do sau: - Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông để mở rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu. - Việt Nam lại là nước có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên. - Chế độ phong kiến ở Việt Nam lại đang ở vào giai đoạn khủng hoảng suy yếu. Câu 2. Phương pháp: sgk trang 140-142. Cách giải: * Các vùng nông thôn - Giai cấp địa chủ phong kiến: + Cấu kết với Pháp bóc lột nông dân. + Địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần chống Pháp. - Nông dân: + Bị bần cùng hòa. + Bỏ ra thành thị kiếm sống -> công nhân. + Lực lượng đông đảo nhất, luôn sẵn sàng chiến đấu chống Pháp. * Ở các đô thị - Cuối XIX - đầu XX, nhiều đô thị ra đời và phát triển mạnh. - Xuất hiện thành phần xã hội mới gồm: + Tầng lớp tư sản: bị chèn ép về kinh tế, chưa có thái độ chính trị rõ ràng. + Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: cuộc sống khá bấp bênh, tích cực tham gia cuộc vận động cứu nước. + Giai cấp công nhân: khoảng 10 vạn người, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Câu 3. Phương pháp: Phân tích, liên hệ. Cách giải: * Con đường cứu nước của các bậc tiền bối: - Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã lựa chọn con đường cứu nước là đi sang phương Đông, chủ yếu là Nhật Bản. - Đối tượng cụ thể mà Phan Bội Châu gặp gỡ là những chính khách Nhật để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp. Phương pháp của cụ là vận động tổ chức giai cấp, cùng các tầng lớp trên đấu tranh bạo động. * Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: - Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường sang phương Tây. - Nguyễn Ái Quốc đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, đi vào phong trào quần chúng, giác ngộ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh giành độc lập thực sự bằng sức mạnh của mình là chính. - Nguyễn Ái Quốc đề cao học tập, nghiên cứu lí luận và kinh nghiệm cách mạng lớn nhất của thời đại và Người đã bắt gặp chân lí cách mạng tháng Mười Nga – con đường cứu nước đúng đắn đối với dân tộc ta. Nguồn: Sưu tầm HocTot.Nam.Name.Vn
|