Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 – Hóa học 9

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) – Hóa học 9

Đề bài

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: Cho dãy các khí: CO2, CO, NO, O2, Cl2. Các khí đều thỏa mãn cả 3 tính chất: không có tính tẩy màu khi ẩm, không làm đổi màu dung dịch quỳ tím, không làm tàn đóm đỏ bùng cháy là:

A.CO2, Cl2, O2.                 B.CO2, CO, O2.

C.CO, Cl2.                         D.CO, NO.

Câu 2: Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất sau: dung dịch HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, H2O. Để điều chế clo người ta có thể dùng những hóa chất nào?

A.HCl, KMnO4, MnO2, NaCl, H2O.

B.HCl, KMnO4, MnO2.

C.HCl, MnO2, NaCl, H2O.

D.HCl, KMnO4, NaCl.

Câu 3: Cho sơ đồ:

\(\eqalign{  & {H_2} + X \to Y(1)  \cr  & Y + Mn{O_2} \to X + Z + MnC{l_2}(2)  \cr  & X + Z \to Y + U(3) \cr} \)

Các chất X, Y, Z, U lần lượt là:

A.Cl2, HCl, H2O, HClO.

B.Cl2, HCl, H2O, O2.

C.Cl2, HCl, MnCl2, HClO.

D.Cl2, HCl, H2O, HClO3.

Câu 4: Có những chất sau: NaHCO3, Ca(OH)2, Na2SO4, CaCO3. Các chất tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. Ca(OH)2, Na2SO4, CaCO3

B. NaHCO3, Na2SO4, CaCO3.

C. NaHCO3, Ca(OH)2, CaCO3.

D. NaHCO3, Ca(OH)2, Na2SO4.

Câu 5: Có 3 lá kim loại: sắt, đồng, nhôm. Để nhận biết mỗi kim loại người ta có thể dùng dung dịch:

A.NaOH và HCl                            B.HCl

C.NaOH                                       D.AgNO3

Câu 6: Chất X ở điều kiện thường là một chất khí, có tỉ khối đối với hidro bằng 14. X là chất nào trong các chất sau (C = 12, O = 16, N = 14, Cl = 35,5)?

A.CO                                           B.O2

C.N2 hay CO.                               D.Cl2.

Câu 7: Cho 1,2 gam cacbon phản ứng với 1,68 lít khí oxi (đktc) thì lượng tối đa cacbon ddioxxit sinh ra (đktc) là (C = 12).

A.1,12 lít                                B.1,68 lít

C.2,24 lít                                D.3,36 lít.

Câu 8: Cho 8 gam một oxit có công thức XO3 tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra 14,2 gam Na2XO4. Nguyên tử khối của nguyên tố X là:

A.32                                        B.79

C.24                                        D.40.

II.Tự luận (6 điểm)

Câu 9 (2 điểm): Có hỗn hợp bột CaCO3 và BaSO4. Nêu cách để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Viết phương trình hóa học.

Câu 10 (2 điểm): Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau:

\(\eqalign{& a)2C + ... \to 2CO  \cr& b)F{e_2}{O_3} + ... \to 2Fe + C{O_2}  \cr& c)C{O_2} + ... \to CaC{O_3} + {H_2}O  \cr& d)C{l_2} + ... \to HCl + HClO \cr} \)

Câu 11 (2 điểm): Một oxit có công thức XO2 trong đó X chiếm 27,27% (theo khối lượng)

a) Xác định tên nguyên tố X (cho O = 16, S = 32, C = 12, Si = 26, Se = 79).

b) Viết phương trình hóa học của Y với CaO.

Lời giải chi tiết

1. Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

D

A

A

C

A

C

B

A

2. Lời giải

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: (D)

Các khí CO, NO là oxit trung tính nên không tẩy màu khí ẩm, không làm đổi màu dung dịch quỳ tím, không làm bùng cháy tàn đốm đỏ.

Câu 2: (A)

\(\eqalign{  & 2KMn{O_4} + 16HCl \to 2KCl + 2MnC{l_2} + 5C{l_2} + 8{H_2}O  \cr  & Mn{O_2} + 2HCl \to 2MnC{l_2} + C{l_2} + 2{H_2}O({t^0})  \cr  & 2NaCl + 2{H_2}O \to 2NaOH + C{l_2} + {H_2}\cr&\text{(điện phân có màng ngăn)} \cr} \)

Câu 3: (A)

X : Cl2, Y : HCl, Z : H2O; U : HClO

\(\eqalign{  & {H_2} + C{l_2} \to 2HCl(1)  \cr  & 4HCl + Mn{O_2} \to C{l_2} + 2{H_2}O + MnC{l_2}(2)  \cr  & C{l_2} + {H_2}O \to HCl + HClO.(3) \cr} \)

Câu 4: (C)

\(\eqalign{  & NaHC{O_3} + HCl \to NaCl + C{O_2} + {H_2}O  \cr  & Ca{(OH)_2} + 2HCl \to CaC{l_2} + {H_2}O  \cr  & CaC{O_3} + 3HCl \to CaC{l_2} + C{O_2} + {H_2}O. \cr} \)

Câu 5: (A)

Chỉ có Al tan được trong dung dịch NaOH, còn lại là Fe và Cu.

Chất tan trong dung dịch HCl là Fe, còn lại là Cu.

Câu  6: (C)

\(\eqalign{  & Mx{\rm{ }} = {\rm{ }}14.2{\rm{ }} = {\rm{ }}28.  \cr  & {M_{{N_2}}} = {M_{CO}} = 28. \cr} \)

Câu 7: (B)

\(\eqalign{  & C + {O_2} \to C{O_2}({t^0})  \cr  & {n_C} = {{1,2} \over {12}} = 0,1mol,\cr&{n_{{O_2}}} = {{1,68} \over {22,4}} = 0,075mol. \cr} \)

Theo phương trình hóa học thì C dư. Vậy số mol CO2 = 0,075 mol.

\({V_{C{O_2}}}= 0,075.22,4 = 1,68 \,l\,(đktc).\)

Câu 8: (A)

\(\eqalign{  & X{O_3} + 2NaOH \to N{a_2}X{O_4} + {H_2}O  \cr  & {n_X} = {n_{X{O_3}}} = {n_{N{a_2}S{O_4}}}\cr& \Rightarrow {8 \over {X + 3.16}} = {{14,2} \over {23.2 + X + 4.16}}\cr& \Rightarrow X = 32. \cr} \)

II.Tự luận (6 điểm)

Câu 9:

Hòa tan hỗn hợp trong dung dịch HCl dư, lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô rồi cân chính xác lượng kết tủa thu được cho ta biết khối lượng BaSO4.

CaCO3 tan hết trong dung dịch HCl dư theo phương trình:

CaCO3 + 2HCl \(\to\) CaCl2 + CO2 + H2O.

\(\%m_{BaS{O_4}} = \dfrac{{{m_{BaS{O_4}}}}}{{{m_{BaS{O_4}}} + {m_{CaC{O_3}}}}}.100\% \)

Thành phần phần trăm của CaCO3 = 100 - %BaSO4.

Câu 10:

Phương trình hóa học:

\(\eqalign{  & a)2C + C{O_2} \to 2CO({t^0})  \cr  & b)F{e_2}{O_3} + 2CO \to 2Fe + C{O_2}({t^0})  \cr  & c)C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} + {H_2}O  \cr  & d)C{l_2} + {H_2}O \to HCl + HClO \cr} \)

Câu 11:

Công thức hợp chất oxit: XO2

\(\eqalign{  & a){X \over {2.16}} = {{27,27} \over {72,73}} \Rightarrow X = 12(C)  \cr  & b)C{O_2} + CaO \to CaC{O_3}. \cr} \)

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close