Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 - Sinh học 7Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 11 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 7 Đề bài I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: 1. Ong mật có các tập tính: A. Tự vệ, tấn công, dự trữ thức ăn B. Tự vệ, tấn công, cộng sinh để tồn tại C. Sống thành xã hội, chăm sóc thế hệ sau D. Câu A và C E. Câu B và C 2. Cơ thể tôm sông gồm: A. Hai phần: đầu - ngực, bụng B. Hai phần: đầu, ngực - bụng C. Ba phần: đầu, ngực, bụng D. Cả A, B và C đều sai. 3. Ở máu người, trùng sốt rét sinh sản như thế nào ? A. Trùng sốt rét chui vào kí sinh ở hồng cầu người. B. Chúng sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới. C. Chúng phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài tiếp tục vào hồng cầu khác D. Cả A, B và C đều đúng. 4. Châu chấu non nở ra dù giống con trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, lột xác nhiều lần mới thành con trưởng thành. Đó là hình thức: A. Không qua biến thái. B. Biến thái hoàn toàn C. Biến thái không hoàn toàn. D. Cả A. B, C đều sai. 5. Cách tự vệ của mực như thế nào: 1. Hút nước vào khoang áo rồi ép mạnh áo vào bụng, nước vọt qua phễu ra ngoài, đây mực lao như mũi tên về phía trước. 2. Phun nước mực từ tuyến mực làm đen cả một vùng nước để dễ lẩn trốn 3. Mắt mực có thể nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn. 4. Tuyến mực phun ra để đầu độc kẻ thù. A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 4. C, 1, 2, 4 D. 1, 3, 4 6. Tôm dinh dưỡng như thế nào? A. Thức ăn của tôm là động, thực vật (cả mồi sống và chết) B. Tôm nhận biết thức ăn nhờ các tế bào khứu giác trên hai đôi râu rất phát triển. Tôm dùng đôi càng bắt mồi. C. Thức ăn qua miệng và hầu đến dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào thức ăn được tiêu hoá và sự hấp thụ thức ăn xảy ra ở ruột. D. Cả A, B và C đều đúng. 7. Tập tính bắt mồi của nhện như thế nào ? A. Rình mồi B. Đuổi bắt C. Chăng tơ D. Săn tìm Câu 2. Hãy viết chữ “Đ” cho câu trả lời đúng và chữ “S” cho câu trả lời sai vào ô vuông đầu câu trong các câu sau: 1. Vòng đời của giun dẹp qua vật chui trung gian. 2. Giun đất bắt đầu xuất hiện hệ tuần hoàn và hệ thần kinh 3. Các loài giun kí sinh đẻ nhiều vì môi trường dinh dưỡng cùa chúng phong phú 4. Sự phát triển và tăng trưởng của ngành Chân khớp gắn liền với sự lột xác vì chúng có lớp vỏ kitin bao bọc 5. Châu chấu hô hấp qua mang. 6. Nhện có 2 tập tính: chăng lưới và bắt mồi II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. Trình bày đặc điểm chung của ngành Chân khớp. Chúng có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người ? Câu 2. Nêu ý nghĩa thực tiễn của Thân mềm. Cho ví dụ Câu 3. Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm nào dễ nhận biết chúng nhất. Hãy kể tên một số đại diện thuộc ngành Giun tròn. Lời giải chi tiết
Câu 2. 1Đ, 2Đ, 3S, 4Đ, 5S, 6Đ. II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. * Đặc điểm chung : - Có vô kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ - Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau - Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác * Vai trò: - Lợi ích: + Cung cấp thực phẩm cho con người + Làm thức ăn cho động vật + Làm thuốc chữa bệnh, làm sạch môi trường + Thụ phấn cho cây trồng - Tác hại: + Làm hại cây trồng, làm vật trung gian truyền bệnh + Làm hại cho nông nghiệp + Hại đồ gỗ, tàu thuyền… Câu 2. * Lợi ích: - Thân mềm sử dụng làm thực phẩm cho người: mực, ốc, ngao, sò,… - Dùng làm thức ăn cho động vật khác: ốc, hến, sò,... - Dùng làm đồ trang sức: ngọc trai - Dùng làm đồ trang trí: vỏ ốc, vỏ sò, vỏ trai,... - Có tác dụng làm sạch môi trường nước: trai, vẹm, hầu... - Nhiều loài có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết... - Vỏ một số loại ốc có giá trị về mặt địa chất: hoá thạch của một vỏ ốc, vỏ sò… * Tác hại: - Nhiều loài ăn thực vật phá hoại cây trồng: các loài ốc sên - Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun, sán: ốc ao, ốc mút, ốc tai... Câu 3. * Trong số các đặc điểm chung của Giun tròn, đặc điểm dễ nhận biết chúng nhất là: - Cơ thể hình trụ, thuôn dài 2 đầu. * Một số đại diện thuộc ngành Giun tròn: - Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa... HocTot.Nam.Name.Vn
|