Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN LỊCH SỬ - LỚP 7

Câu 1. Quốc gia hay khu vực nào chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Ấn Độ thời phong kiến?

A.  Trung Quốc.

B. Các nước Đông Nam Á.

C. Mông Cổ.

D. Thổ Nhĩ Kì.

Câu 2. Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm

A. thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

B. lấy lòng người dân tộc thiểu số.

C. thực hiện chính sách đa dân tộc.

D. giúp các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế.

Câu 3. Để củng cố quốc phòng, các vua nhà Trần đã

A. tuyển dụng quân đội theo chính sách “ngụ binh ư nông”.

B. cử tướng giỏi cầm quân giữ các vị trí hiểm yếu.

C. quân đội được học tập binh pháp.

D. đẩy mạnh khai hoang.

Câu 4. Thời Đinh-Tiền Lê, quyền lực của nhà vua chưa tập trung đến đỉnh cao vì lí do nào sau đây?

A. Các quan lại và nhân dân ở các ở địa phương chưa thật sự ủng hộ nhà vua.

B. Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ sài, quyền lực của vua chưa cao.

C. Đất nước mới giành được độc lập, Nho giáo xâm nhập nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.

D. Tổ chức bộ máy nhà nước chưa được thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Câu 5. Thời Lý, phần lớn ruộng đất do ai canh tác?

A. Nông dân.

B. Các đinh nam.

C. Tá điền.

D. Địa chủ

Câu 6. “Hịch tướng sĩ” được viết ra nhằm mục đích gì?

A. Khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ.

B. Ra lệnh cho quân sĩ phải chiến đấu.

C. Đưa ra kế sách đánh giặc.

D. Nói ra nỗi lo lắng của tướng sĩ.

Câu 7. Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành của hai quốc gia nào?

A. Cham-pa và Su-khô-thay.

B. Su-khô-thay và Lan Xang.

C. Pa-gan và Cham-pa.

D. Mô-giô-pa-hit và Gia-va.

Câu 8. Hồ Quý Ly ban hành tiền giấy năm nào?

A. 1340.

B. 1399.

C. 1367.

D. 1396.

Câu 9. Văn kiện nào dưới đây được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?

A. Nam quốc sơn hà.

B. Bình Ngô đại cáo.

C. Hịch tướng sĩ.

D. Phú sông Bạch Đằng.

Câu 10. Nền văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần thường được gọi là văn hóa gì?

A. Văn hóa sông Hồng.

B. Văn hóa Đại Việt.

C. Văn hóa Thăng Long.

D. Văn hóa Việt Nam

Câu 11. Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là:

A. Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.

B. Ngồi yên đợi giặc đến.

C. Phòng thủ những nơi trọng yếu.

D. Phân tán lực lượng.

Câu 12. Xã hội phong kiến phương Đông có các giai cấp cơ bản là:

A. Lãnh chúa và nông nô.

B. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

C. Địa chủ và nông nô.

D. Lãnh chúa và nông dân lĩnh canh

Câu 13. Quyền lực của nhà vua trong xã hội phong kiến phương Tây ở giai đoạn đầu như thế nào?

A. thâu tóm trong tay vương quyền.

B. nắm cả thần quyền và quân đội.

C. bị hạn chế trong các lãnh địa.

D. được coi như thiên tử (Con trời).

Câu 14. Nhận xét về cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên dưới thời Trần, “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” của Nhà Nguyễn, Tự Đức không khen ngợi và cho rằng Nhà Trần "gặp may" vì các tướng Nguyên sang Đại Việt đều không giỏi. Em có nhận xét gì về ý kiến trên?

A. Sai, vì thực tế nhà Trần có nhiều tướng tài.

B. Đúng, vì chỉ có Trần Quốc Tuấn là tiêu biểu.

C. Đúng, vì nhà Trần chủ yếu dựa vào dân.                  

D. Sai, vì vua quan nhà Trần đều là người tài.

Câu 15. Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường.

B. Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền của người Việt.

C. Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.

D. Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.

Câu 16. Đâu là công trình kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn Thăng Long (Hà Nội) thời Lý?

A. Khuê Văn Các.

B. Thành Tây Đô.

C. Chùa Một Cột.

D. Chùa Thiên Mụ.

Câu 17. Ý nào sau đây không phản ánh nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo?

A. Chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.

B. Cứu vớt con người bằng lòng tin.

C. Đòi bãi bỏ lễ nghi phiền toái.

D. Quay về giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

Câu 18. Những chính sách nhà Tống thi hành đã tác động như thế nào đến tình hình đất nước Trung Quốc?

A. Chỉ phát triển kinh tế thủ công nghiệp.

B. Giao lưu buôn bán với các nước được đẩy mạnh.

C. Đời sống nhân dân khổ cực vì sưu dịch nặng nề.

D. Đời sống nhân dân ổn định, kinh tế phát triển.

Câu 19. Việc Thái hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua là biểu hiện cho việc?

A. Thái hậu Dướng Vân Nga hi sinh quyền lợi dòng họ, đặt lợi ích dân tộc lến trên hết.

B. Thái hậu Dương Vân Nga không muốn duy trì nhà Đinh.

C. Thái hậu Dương Vân Nga bị các thế lực trong triều đình ép đưa Lê Hoàn lên làm vua.

D. Thái hậu Dương Vân Nga có cảm tình với Lê Hoàn.

Câu 20. Người sản xuất chính trong lãnh địa là:

A. Nô lệ.

B. Nông nô.

C. Nông dân tá điền.

D. Địa chủ.

Lời giải chi tiết

 

1. B

2. A

3. B

4. C

5. A

6. A

7. B

8. D

9. A

10. B

11. A

12. B

13. C

14. A

15. B

16. C

17. B

18. B

19. A

20. B

Câu 1

Phương pháp: Liên hệ kiến thức về tác động của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến đối với khu vực Đông Nam Á.

Cách giải:

Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa truyền thống Ấn Độ:

Tôn giáo: Nhiều cư dân theo đạo Phật, đạo Hin-đu, tiêu biểu như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, …

- Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, người dân tộc Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như chữ Khmer cổ, chữ Chăm cổ, …

- Kiến trúc: Ảnh hưởng của kiến trúc Hin-đu giáo, Hồi giáo, …

- Văn học, nghệ thuật: Cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

Về kiến trúc, văn học, âm nhạc, ... cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ

Chọn B

Câu 2

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 38.

Cách giải:

Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc ít người nhằm thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Chọn A

Câu 3

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 53.

Cách giải:

Để củng cố quốc phòng, các vua nhà Trần đã cử tướng giỏi cầm quân giữ các vị trí hiểm yếu, nhất là vùng biên giới phía Bắc.

Chọn B

Câu 4

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 33, lý giải, loại trừ

Cách giải:

Thời Đinh-Tiền Lê, quyền lực của vua chưa tập trung đến đỉnh cao vì đất nước mới giành được độc lập, Nho giáo xâm nhập nhưng chưa ảnh hưởng đáng kể.

Chọn C

Chú ý khi giải:

Đến thời Lê sơ, chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao vì Nho giáo được đề cao sau cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông.

Câu 5

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 44.

Cách giải:

Thời Lý, phần lớn ruộng đất do nông dân canh tác.

Chọn A

Câu 6

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 58.

Cách giải:

“Hịch tướng sĩ” được viết ra nhằm mục đích động viên, khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ.

Chọn A

Câu 7

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 19.

Cách giải:

Trong thế kỉ XIII, do sự tấn công của người Mông Cổ, một bộ phận người Thái , vốn sinh sống ở thượng nguồn sông Mê Công, đã di cư từ phía bắc xuống phía nam, định cư ở lưu vực sông Mê Nam và lập nên Vương quốc Su-khô-thay, tiền thân của nước Thái Lan sau này. Một bộ phận khác định cư ở vùng trung lưu sông Mê Công, lập nên Vương quốc Lan Xang (Lào) giữa thế kỉ XIV.

Chọn B

Câu 8

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 78.

Cách giải:

Hồ Quý Ly ban hành tiền giấy năm 1396.

Chọn D

Câu 9

Phương pháp: Cần liên hệ kiến thức và xác định được đâu là văn kiện được xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Cách giải:

Nam quốc sơn hà được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Chọn A

Câu 10

Phương pháp: Dựa vào quốc hiệu và nền văn hóa thời kì này để xác định.

 Cách giải:

Nền văn hóa Đại Việt thời Lý - Trần, quốc hiệu nước ta là Đại Việt nên nền văn hóa lúc này thường được gọi là văn hóa Đại Việt.

Chọn B

Câu 11

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 39, suy luận.

Cách giải:

Lý Thường Kiệt chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”. Ông gấp rút chuẩn bị cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới như: Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu.

Chọn A

Câu 12

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 23,24.

Cách giải:

Xã hội phong kiến phương Đông có các giai cấp cơ bản là: Địa chủ và nông dân lĩnh canh.

Chọn B

Câu 13

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 24.

Cách giải:

Khác với xã hội phong kiến phương Đông, nhà vua có quyền lực tối cao, nắm trong tay mọi quyền hành (vương quyền và thân quyền), xã hội phong kiến phương Tây quyền lực của nhà vua lúc đầu được hạn chế trong lãnh địa. Đến thế kỉ XV, khi quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành mới càng tập trung trong tay vua. 

Chọn C

Câu 14

Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của nhà Trần, nhất là kiến thức về các tướng giặc được cử sang chỉ huy quân xâm lược nước ta ở 3 lần đó để nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Nhà Nguyễn, Tự Đức không khen ngợi, cho rằng Nhà Trần "gặp may" vì các tướng Nguyên sang Đại Việt đều không giỏi. Tuy nhiên rõ ràng những tướng Nguyên như Ngột Lương Hợp Thai, Toa Đô, Ô Mã Nhi hay Lý Hằng đều là những tướng lính dày dạn trận mạc, từng tham gia diệt Nam Tống và Đại Lý đặc biệt là Ngột Lương Hợp Thai, được xếp vào hàng công thần thứ ba của Nhà Nguyên, từng tham gia đánh nước Kim của người Nữ Chân; tấn công Đức và Ba Lan dưới cờ của Bạt Đô, thôn tính đế quốc Ả Rập cùng Húc Liệt Ngột, và diệt nước Đại Lý chỉ trong vài tuần. Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần phản bác quan điểm này và cho rằng những lời bình luận của Tự Đức là "ngớ ngẩn".

Chọn A

Câu 15

Phương pháp: Khi Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ thì xưng là Tiết Độ sứ - một chức quan cai quản nhiều quận, huyện vốn bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng không tiếp tục duy trì chính quyền họ Khúc với mục đích muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền của người Việt.

Cách giải:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc thời kì dài hơn 10 thế kỉ đô hộ nước ta của các triều đại phong kiến phương Bắc. Sau khi lên ngôi vua năm 939, Ngô Quyền đã quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc (trước đó, Khúc Thừa Dụ giữ chức Tiết độ sứ) và thiết lập một triều đình mới ở trung ương bởi vì Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền của người Việt.

Chọn B

Câu 16

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 48.

Cách giải:

Chùa Một Cột là công trình kiến trúc độc đáo, ghi dấu ấn Thăng Long( Hà Nội) thời Lý.

Chọn C

Câu 17

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 9.

Cách giải:

Trong phong trào Cải cách tôn giáo, M. Lu-thơ chủ trương:

- Kịch liệt lên án những hành vi tham lam của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.

- Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.

- Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.

=> Nội dung “cứu vớt con người bằng lòng tin” không có trong nội dung của phong trào Cải cách tôn giáo

Chọn B

Câu 18

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 12,13; suy luận, loại trừ.

Cách giải:

Nhà Tống sau khi thống nhất Trung Quốc đã thi hành nhiều chính sách:

- Xóa bỏ (hoặc miễn giảm) các thứ thuế và sưu dịch nặng nề của thời trước.

- Mở mang các công trình thủy lợi ở miền Giang Nam.

- Khuyến khích phát triển một số ngành thủ công như khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí, …

=> Nhờ các chính sách đó, đời sống nhân dân dưới thời Tống ổn định, kinh tế phát triển.

Chọn B

Câu 19

Phương pháp: suy luận, loại trừ.

Cách giải:

Sau khi Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn mất, Đinh Toàn lên ngôi tuy nhiên còn nhỏ chưa thể tiếp nhận việc nước, nội bộ triều đình lục đục, nhân cơ hội này nhà Tống của Trung Quốc lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt. Trước tình hình ấy các tướng lĩnh và quân đội đồng lòng suy tôn Lê Hoàn lên làm vua để chỉ huy kháng chiến. Dương Vân Nga thấy mọi người đều quy phục, bèn cho người lấy áo long bào ra suy tôn Lê Hoàn lên làm hoàng đế trực tiếp chỉ huy kháng chiến

=> sự hi sinh quyền lợi dòng họ, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.

Chọn A

Câu 20

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 4, phần chữ nhỏ.

Cách giải:

Trong lãnh địa, nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra

Chọn B

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close