Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN LỊCH SỬ - LỚP 10 Câu 1. Người tối cổ ở Việt Nam A. sống thành thị tộc. B. sống thành bộ lạc. C. sống thành từng bầy. D. có chế độ phụ hệ. Câu 2. Sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (tr. 20) viết: “Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ thứ VI. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỉ VII...? Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì? A. Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ VI. B. Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á. C. Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công. D. Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ đế quốc Phù Nam. Câu 3. Âm mưu nhất quán của các triều đại phong kiến phương Bắc với nước ta là đều nhằm A. biến nước ta thành quận huyện, lãnh thổ của Trung Quốc. B. xây dựng nước ta trở nên giàu mạnh và văn minh. C. trao trả quyền tự chủ lâu dài cho người Việt. D. biến nước ta thành phên dậu phía Nam của Trung Quốc. Câu 4. Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào? A. Lý Thánh Tông. B. Lý Thái Tông. C. Lý Nhân Tông. D. Lý Thái Tổ Câu 5. Sử dụng các cụm từ cho sẵn dưới đây để hoàn chỉnh những thông tin nói về bộ máy nhà nước thời Lý – Trần “Từ thời Lý, chính quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Đứng đầu đất nước ta là …….(1)…..nắm mọi quyền hành về chính trị, luật pháp và quân sự. Giúp việc cho vua là …….(2)…….. và …….(3)……Bên dưới là các cơ quan trung ương như sành, viện, đại. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên trông nom sản xuất nông nghiệp và hệ thống đê điều. Đất nước được chia thành các…..(4)….., do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần – Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các ……(5)……. Và đều có quan lại triều đình trông coi. Đơn vị hành chính cấp cơ sở gọi là xã, do các ……(6)….. đứng đầu”. A. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) phủ, huyện, châu, 5) lộ, trấn, 6) xã quan B. 1) vua, 2) các đại thần, 3) tể tướng, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan C. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan D. 1) vua, 2) tể tướng, 3) xã quan, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) các đại thần Câu 6. Nội dung nào không phản ánh chính xác mục đích của việc các triều đại phong kiến nước ta đều thành lập xưởng thủ công nhà nước (quan xưởng), tập trung các thợ giỏi trong nước? A. Chuyên lo việc đúc tiền B. Rèn đúc vũ khí và đóng các loại thuyền chiến phục vụ quân đội C. May mũ áo cho nhà vua, quan lại và quý tộc, xây dựng các cung điện, dinh thự D. Vừa sản xuất, vừa buôn bán Câu 7. Nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn. B. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. C. Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh tiến vào Đại Việt. D. Năm 981, nhà Tổng thất bại và bỏ mộng xâm lược Đại Việt. Câu 8. Tể tướng Vương An Thạch khuyên vua Tống sai quân sang xâm lược nước ta trong khi nhà Tống đang ở giai đoạn A. khủng hoảng. B. phát triển mạnh mẽ. C. mới hình thành. D. khôi phục kinh tế. Câu 9. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, hệ tư tưởng nào được tiếp nhận và nâng cao thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Việt Nam? A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D. Hinđu giáo. Câu 10. Cục diện Nam – Bắc triều diễn ra trong khoảng thời gian nào và đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến nào? A. Từ 1545 - 1572, giữa các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh – Mạc. B. Từ 1627 - 1672, giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn. C. Từ 1527 - 1592, giữa các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh – Mạc. D. Từ 1545 - 1592, giữa các tập đoàn phong kiến Mạc – Nguyễn. Câu 11. Điều không phản ánh đúng tình hình nước ta thế kỷ XVI? A. Các vua triều Lê quan tâm, chăm lo cho dân. B. Quan lại, địa chủ hoành hành, hạch sách nhân dân. C. Nhiều thế lực phong kiến nổi dậy tranh chấp quyền lực. D. Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra. Câu 12. Nông nghiệp nước ta cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI không mang đặc điểm nào sau đây? A. Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại B. Ở vùng đất mới Đàng Trong, nông nghiệp tương đối phát triển C. Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra D. Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất Câu 13. Vua Quang Trung đã đại phá quân Thanh năm A. 1786. B. 1787. C. 1788. D. 1789. Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng về chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785? A. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”. B. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử nước ta. C. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử. D. Đây là trận phục kích mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử. Câu 15. Những nhà thơ Nôm nổi tiếng ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII bao gồm A. Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ. B. Trương Hán Siêu, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ. C. Đào Duy Từ, Trần Quang Khải, Phùng Khắc Khoan. D. Trần Nhân Tông, Trương Hán Siêu, Đào Duy Từ. Câu 16. Chính sách nào sau đây được nhà Nguyễn thực hiện để mở rộng diện tích ruộng đất công? A. Cố gắng bỏ tiền huy động nhân dân sửa đắp đê điều. B. Tịch thu ruộng đất tư của địa chủ rồi chia cho nông dân. C. Khuyến khích nhân dân khai hoang bằng nhiều hình thức. D. Trồng thêm các cây lương thực khác ngoài cây lúa Câu 17. Trong các biện pháp trọng nông của triều Nguyễn, chính sách nào có hiệu quả hơn cả? A. Chính sách quân điền. B. Chính sách đo đạc lại ruộng đất. C. Chính sách lộc điền. D. Chính sách khai hoang. Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không thuộc khởi nghĩa Phan Bá Vành (1831 – 1827)? A. Lập căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định). B. Bị đàn áp năm 1827. C. Bùng lên ở Ứng Hòa (Hà Tây). D. Hoạt động ban đầu ở Thái Bình. Câu 19. Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là gì? A. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc. B. Phát triển nền văn minh Đại Việt. C. Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ. D. Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân, … Câu 20. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) quân dân ta đã giành thắng lợi lừng lẫy ở trận A. Hàm Tử - Tây Kết. B. Rạch Gầm - Xoài Mút. C. Ngọc Hồi - Đống Đa. D. Chi Lăng - Xương Giang. Lời giải chi tiết
Câu 1 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 70. Cách giải: Người tối cổ ở Việt Nam sống thành từng bầy. Chọn C Câu 2 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 78, suy luận. Cách giải: Đoạn tư liệu trên thể hiện vào thế kỉ VI, đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công, xâm chiếm một phần lãnh thổ vào đầu thế kỉ VII. Chọn C Câu 3 Phương pháp: Phân tích các phương án để chọn đáp án đúng. Cách giải: - Đáp án A chọn vì âm mưu nhất quán của các triều đại phong kiến phương Bắc với nước ta là đều nhằm biến nước ta thành quận huyện, lãnh thổ của Trung Quốc. - Đáp án B, C loại vì các triều đại phong kiến phương Bắc không muốn xây dựng nước ta trở nên giàu mạnh và văn minh cũng như không muốn trao trả quyền tự chủ lâu dài cho người Việt. - Đáp án D loại vì các triều đại phong kiến phương Bắc muốn biến nước ta thành quận huyện thuộc lãnh thổ của chúng chứ không phải là phên dậu phía Nam của chúng. Chọn: A Câu 4 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 88. Cách giải: Năm 1054, vua Lý Thánh Tông quyết định đổi tên nước là Đại Việt. Chọn A Câu 5 Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, Trần, Hồ để điền từ phù hợp vào chỗ trống. Cách giải: “Từ thời Lý, chín quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Đứng đầu đất nước ta là vua nắm mọi quyền hành về chính trị, luật pháp và quân sự. Giúp việc cho vua là tể tướng và các đại thần. Bên dưới là các cơ quan trung ương như sành, viện, đại. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên trông nom sản xuất nông nghiệp và hệ thống đê điều. Đất nước được chia thành các lộ, trấn, do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần – Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các phủ, huyện, châu và đều có quan lại triều đình trông coi. Đơn vị hành chính cấp cơ sở gọi là xã, do các xã quan đứng đầu”. Chọn C Câu 6 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 93, suy luận. Cách giải: - Các đáp án A, B, C: đều là mục đích thành lập quan xưởng của các triều đại phong kiến nước ta. - Đáp án D: các quan xưởng có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng thủ công để cung cấp cho triều đinh, không phải để buôn bán. Chọn D Câu 7 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 99. Cách giải: Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh. Từ đó, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng lên ở khắp nơi trong cả nước nhưng đều bị trấn áp. Chọn B Câu 8 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 97. Cách giải: Vào những năm 70 của thế kỉ XI, trong lúc Đại Việt đang phát triển thì nhà Tống bước vào giai đoạn khủng hoảng, phía Bắc bị người Liêu, Hạ xâm lấn, trong nước nông dân nổi dậy nhiều nơi => Tể tướng Vương An Thạch đã khuyên vua Tống sai quân xâm lược nước ta: “Nếu thắng, thế Tống sẽ tăng, các nước Liêu, Hạ sẽ phải kiêng nể”. Chọn A Câu 9 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 101. Cách giải: Từ thế kỉ X đến XV, Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ là tư tưởng chi phối giáo dục, thi cử. Chọn B Câu 10 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 107. Cách giải: Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra từ 1527 (chính thức là 1533) đến 1592, giữa hai tập phong kiến là Lê và Trịnh – Mạc. Chọn C Câu 11 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 106, suy luận. Cách giải: - Các đáp án B, C, D: đều thuộc tình hình nước ta trong thế kỉ XVI. - Đáp án A: Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê suy yếu, vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực không còn quan tâm, chăm lo đến đời sống nhân dân nữa. Chọn A Câu 12 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 111, suy luận. Cách giải: Từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI là thời kì nông nghiệp Đại Việt kém phát triển: - Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại - Nhà nước không quan tâm nhiều đến sản xuất. - Thiên tai, hạn hán, mất mùa thường xuyên xảy ra Đến nửa sau thế kỉ XVII mới dần dần ổn định trở lại. Cả ở Đảng Trong và Đàng ngoài đều thực hiện chính sách khai hoang để mở rộng diện tích canh tác, nhân dân ra sức tăng gia sản xuất, bồi đắp đê đập, tìm ra nhiều giống lúa mới => Nông nghiệp ở vùng đất mới Đảng Trong và Đảng Ngoài đều tương đối phát triển. Chọn B Câu 13 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 119. Cách giải: Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm 1789. Chọn D Câu 14 Phương pháp: Nêu những nét chính về trận đánh Rạch Gầm - Xoài Mút và đánh giá về trận đánh này. Cách giải: - Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. - Trận đánh diễn ra trên một đoạn sông Mỹ Tho vào lúc trời còn chưa sáng, ánh lửa đom đóm còn lập lòe trên những cây bần ven sông nhô ra mặt nước như một câu ca dao dân gian đã diễn tả: Bần gie lửa đóm sáng ngời, - Trận đánh kết thúc rất nhanh chóng trong ngày hôm đó, ngày 19 tháng 1 năm 1785. Chỉ trong khoảng một ngày, khoảng 2 vạn quân Tây Sơn đã giao chiến và đánh tan tành hơn 5 vạn quân Xiêm - Nguyễn, tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm và hàng nghìn quân Nguyễn. - Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã nêu cao truyền thống thủy chiến lâu đời và ưu việt của quân dân ta, đã kế thừa và phát huy kinh nghiệm phong phú của những trận thủy chiến trước đây, tiêu biểu là chiến thắng Bạch Đằng thời Ngô Quyền phá quân Nam Hán (năm 938) và thời Trần Hưng Đạo diệt quân Nguyên (năm 1288). Chọn B Câu 15 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 122. Cách giải: Chữ Nôm bắt đầu xuất hiện ở các thế kỉ XI – XII, dần dần được dùng nhiều để sáng tác văn học. Từ thế kỉ XVI – XVII, xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bình Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ, … Chọn A Câu 16 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 127. Cách giải: Để mở rộng diện tích ruộng đất công, nhà Nguyễn đã khuyến khích nhân dân khai hoang bằng nhiều hình thức hoặc do dân tự động tổ chức hoặc do nhà nước góp vốn ban đầu cho dân mua sắm nông cụ, trâu bò, mở thêm nhiều đồn điền. Câu 17 Phương pháp: Dựa vào chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp để đánh giá chính sách có hiệu quả nhất. Cách giải: Nhà nước Nguyễn thực hiện chính sách chú trọng nông nghiệp. Đặc biệt là chính sách khai hoang được nhà nước khuyến khích mở rộng bằng nhiều hình thức và mang lại hiệu quả hơn cả. Cụ thể, năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển, lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Hình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Hàng trăm đồn điền được thành lập rải rác ở các tỉnh Nam Kì. Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác mặc dù tình trạng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất, phải lưu vong. Chọn D Câu 18 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 131, suy luận. Cách giải: - Các đáp án A, B, D: đều là đặc điểm của khởi nghĩa Phan Bá Vành. - Đáp án C: là đặc điểm của khởi nghĩa Cao Bá Quát. Chọn C Câu 19 Phương pháp: SGK Lịch sử 10, trang 139. Cách giải: Chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trung nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam Chọn A Câu 20 Phương pháp: Suy luận, loại trừ. Cách giải: - Đáp án A loại vì các trận đánh ở Hàm Tử - Tây Kết diễn ra trong kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần. - Đáp án B, C loại vì các trận đánh này diễn ra trong phong trào Tây Sơn. - Đáp án D chọn vì Chi Lăng – Xương Giang là chiến thắng lừng lẫy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427). Chọn D HocTot.Nam.Name.Vn
|