Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 - Đề số 5 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Phần I. Đọc hiểu 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả bảo:

- Ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.

Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.

Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.

(Em bé thông minh, Ngữ văn 6)

1. Truyện Em bé thông minh thuộc thể lại truyện dân gian nào? Hãy kể tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn 6 cùng thể loại với truyện đó.

2. Từ “lỗi lạc” là từ đơn, từ ghép hay từ láy?

Phần II. Văn bản 

1. Thế nào là truyền thuyết? Kể tên hai truyền thuyết mà em đã học.

2. Nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: Tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh.

Phần III. Làm văn 

Em hãy viết một bài văn kể lại một chuyến về thăm quê.

Lời giải chi tiết

Phần

Nội dung

I

1.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Em bé thông minh

Cách giải:

- Thể loại của truyện “Em bé thông minh”: truyện cổ tích.

- Văn bản cùng thể loại: Thạch Sanh, Cây bút thần,…

2.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt

Cách giải:

“Lỗi lạc” là từ ghép.

II

1.

Phương pháp: căn cứ khái niệm truyền thuyết

Cách giải:

-  Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ, cách đánh giá của  nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Truyện truyền thuyết mà em đã học: Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, hoặc Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

2.

Phương pháp: căn cứ bài học, phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Niêu cơm của Thạch Sanh thiết đãi quân 18 nước chư hầu ăn hết lại đầy, mang nhiều giá trị, ý nghĩa:

- Khẳng định sự tài giỏi phi thường của Thạch Sanh khiến các nước chư hầu phải thán phục. 

- Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình  của nhân dân ta.

- Thể hiện ước mơ của người dân lao động về cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

- Chi tiết niêu cơm thần kì làm tăng sự li kì hấp dẫn cho câu chuyện.

Tiếng đàn của Thạch Sanh mang nhiều giá trị, ý nghĩa:

- Tiếng đàn giúp bản thân Thạch Sanh được giải oan. Nhờ tiếng đàn đã giúp công chúa khỏi bệnh, vạch mặt Lí Thông => Đó là tiếng đàn công lí.

- Tiếng đàn còn khiến quân mười tám nước chư hầu phải xuống giáp xin hàng => Đó là tiếng đàn yêu chuộng hòa bình.

III

Phương pháp: căn cứ phương pháp làm bài văn tự sự, có sự kết hợp linh hoạt với các phương thức biểu đạt khác.

Cách giải:

Yêu cầu chung:

- Trong khi kể, thí sinh phải kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.

- Bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, nội dung có sức thuyết phục, diễn đạt tốt, lời văn trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...

- Trình bày cẩn thận, sạch đẹp.

Yêu cầu cụ thể:

Dàn ý tham khảo:

1. Mở bài: Lí do về thăm quê (quê nội hay ngoại), về quê với ai. (có thể nêu tình huống nhớ lại chuyện kể)

VD:

- Về thăm quê nhân dịp nghỉ hè.

- Về thăm quê nhân dịp nghỉ lễ 2/9

-….

2. Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định:

Trước khi về quê:

- Cha mẹ chuẩn bị những gì?

VD:

Chuẩn bị quần áo, tư trang cho cả gia đình.

Chuẩn bị quà biếu ông bà như: bánh kẹo, chiếc khăn cho bà, chai rượu quý biếu ông.

- Bản thân chuẩn bị như thế nào?

Bản thân em chuẩn bị đồ dùng cá nhân.

Chuẩn bị quà biếu ông bà: những bông hoa điểm tốt, bức tranh đẹp đạt giải tặng ông bà,…

Tâm trạng của "tôi"

Trên đường về quê:

- Quang cảnh (đi qua những đâu? Cảnh như thế nào?):

+ Quang cảnh dần có sự thay đổi: từ những ngôi nhà cao tầng dần chuyển thành những ngôi nhà mái ngói đã nhuốm màu thời gian; những cánh đồng bát ngát trải dài trước mắt; không khí yên tĩnh, trong lành; từng đàn cò trắng bay ngang trên trời;….

+ Tâm trạng tôi trên đường về quê: vui vẻ, hạnh phúc, hồi hộp….

Về đến quê:

- Những thay đổi quê hương: đường được trải bê tông thay bằng con đường đất; cổng làng được sơn mới lại, đẹp đẽ hơn;….

- Cuộc hội ngộ với người thân (gặp gỡ những ai? Tâm trạng của tôi và mọi người?)

- Những ngày ở quê (Đi đâu? Làm gì? Ấn tượng nhất là hoạt động nào?):

+ Về nhà ông bà nghỉ ngơi, ăn cơm trưa, biếu quà ông bà mà bản thân và gia đình đã chuẩn bị từ trước.

+ Đi thăm họ hàng.

+ Đi chơi cùng các anh chị em quanh làng.

+…

3. Kết bài: Cảm nghĩ của người kể về chuyến về quê.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close