Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 10 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động và làm cho xã hội Trung Quốc thay đổi như thế nào?

A. Giai cấp địa chủ xuất hiện.                         B. Nông dân bị phân hóa.

C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ.             D. Giai cấp địa chủ và nông dân xuất hiện.

Câu 2. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.

C. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

D. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.

Câu 3. Quan hệ sản xuất chính được thiết lập dưới thời Tần – Hán là

A. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

B. quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệ.

C. quan hệ bóc lột của lãnh chúa đối với nông nô.

D.quan hệ bóc lột của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh.

 Câu 4. Nét đặc sắc và nổi bật nhất của vương triều Gup-ta ở Ấn Độ là gì?

A. Bắc Ấn được thống nhất trở lại, bước vào thời kì phát triển cao

B. Vương triều Gup-ta có 9 đời vua qua 150 nắm quyền

C. Sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ

D. Đạo phật phát triền mạnh dưới thời Gup-ta

Câu 5. Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

A. Văn hóa Ấn Độ được hình thành từ rất sớm

B. Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,ảnh hưởng ra bên ngoài trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay

C. Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hóa của các dân tộc ĐNA

D. Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo

Câu 6. Nơi nào ở Châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét nhất?

  1. Đông Bắc Á                                                 C. Đông Nam Á
  2. Trung Quốc                                                  D. Việt Nam

Câu 7. Đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa Ấn Độ vào thế kỷ VII là

A. Ấn Độ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, mỗi vùng có những điều kiện và sắc thái văn hóa riêng của mình

B. Nước Pa-la ở vùng Đông bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam có vai trò nổi trội hơn cả

C. Văn hóa Ấn Độ đa dạng, phong phú và ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài

D. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ ra bên ngoài, đặc biệt là ĐNA

Câu 8: Thành tựu được coi là một phát minh và cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại là

A. lịch pháp            B. chữ viết.        C. nghệ thuật.           D. văn học

Câu 9: Vào thời gian nào Cam-pu-chia trở thành một trong những Vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất ở Đông Nam á?

A. Thế kỉ XI - XII.                                         B. Thế kỉ X – XI.

C. Thế kỉ X – XII.                                          D. Thế kỉ XIII.

Câu10: Vì sao đến năm 1432, người Khơ-me phải bỏ Ăng-co về phía Nam Biển Hồ?

A. Vì phía Nam Biển Hồ là vùng đất trù phú.

B. Vì bị người Thái chiếm phía Tây Biển Hồ.

C. Vì bị người Mã Lai xâm chiếm phía Tây Biển Hồ.

D. Phía Tây Bắc Biển Hồ là vùng đất của Chăm-pa phải trả lại.

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 :Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?

Câu 2 :Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ở Đống Nam Á thế kỉ X – XVIII được biểu hiện như thế nào?

Lời giải chi tiết

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I.  TRẮC NGHIỆM

1D

2C

3D

4C

5B

6C

7C

8B

9C

10B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 28

Cách giải:

Do sản xuất phát triển khiến cho của cải dư thừa, người nông dân bị phân hóa

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 35

Cách giải:

Bốn phát minh quan trọng của Trung Quốc là: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 29

Cách giải:

Trung Quốc thời Tần Hán là quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân lĩnh canh. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ được gọi là tô ruộng đất.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 40, suy luận

Cách giải:

Nét đặc sắc của vương triều Gúp-ta là việc định hình và phát triển văn hóa truyền thống Ấn DỘ.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 42, suy luận.

Cách giải:

Ấn Độ có nền văn hóa phát triển cao, phong phú, toàn diện,ảnh hưởng ra bên ngoài trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Đông Nam Á là khu vực ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét nhất được biểu hiện qua tôn giáo, kiến trúc, chữ viết,…

Chọn: C

Câu 7.

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Văn hóa Ấn Độ rất đa dạng, phong phú và ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ ra bên ngoài, trong đó có khu vực Đông Nam A.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 25

Cách giải:

Nhờ có chữ viết con người có thể ghi chép và lưu giữ được những gì đã diễn ra.

Chọn: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 51, suy luận

Cách giải:

Vào thế kỉ X-XII, Campuchia trở thành một trong những quốc gia mạnh và ham chiến nhất Đông Nam Á.

Chọn: C

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 51.

Cách giải:

Cuối thế kỉ XIII, Campuchia bắt đầu suy yếu, thêm vào đó, vương quốc Thái thành lập vào thế kỉ XIV xâm chiếm nên năm 1432 người Khome phải bỏ kinh đô về phía nam Biển Hồ.

 Chọn: B

II.   TỰ LUẬN

Câu 1 :Điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế và lịch sử của khu vực?

Phương pháp: sgk lớp 10 trang 41

Cách giải:

-  Thuận lợi

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi nên từ xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

+ Chịu ảnh hưởng của gió mùa, thích hợp sự phát triển của cây lúa nước.

+ Nhiều khu vực giáp biển, tạo thuận lợi cho việc xây dựng các hải cảng và trao đổi sản phẩm, buôn bán theo đường biển.

+ Nằm trên đường giao thông quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương

-  Khó khăn

+ Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới.

+ Không có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên dồi dào nên các nước Đông Nam Á dễ dàng trở thành đối tượng xâm lược của các nước lớn khác.

Câu 2 :Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ở Đống Nam Á thế kỉ X – XVIII được biểu hiện như thế nào?

Phương pháp: sgk lớp 10 trang 49

Cách giải:

-  Về kinh tế: Hình thành những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một số lượng lớn lương thực, thực phẩm, các sản phẩm thủ công và những sản vật thiên nhiên.

-  Chính trị: Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, kiện toàn từ trung ương đến địa phương.

-  Văn hóa: Được hình thành gắn liền với sự hình thành các “quốc gia dân tộc”. Các nước Đông Nam Á thời kì này đã xây dựng được nền văn hóa riêng của mình và đóng góp vào kho tàng văn hóa loài người những giá trị văn hóa độc đáo.

 

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close