Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 9 - Đề số 02 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 2 vật lí 9 - Đề số 02 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài A – PHẦN TRẮC NGHIỆM (3điểm): Chọn phương án đúng cho mỗi câu sau: Câu 1. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây: A. luôn luôn tăng. B. luôn luôn giảm. C. luân phiên tăng giảm. D. luôn không đổi. Câu 2. Dùng những cách nào sau đây để làm quay rôto máy phát điện: A. Năng lượng thác nước. C. Dùng động cơ nổ. B. Năng lượng gió. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3. Để truyền đi cùng một công suất điện, nếu đường dây tải điện dài gấp ba thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ: A. tăng 3 lần B. giảm 3 lần C. tăng 9 lần D. luôn không đổi. Câu 4. Khi tia sáng truyền từ không khí vào trong nước, gọi \(i\) là góc tới và \(r\) là góc khúc xạ. Kết luận nào sau đây luôn luôn đúng: A. \(i < r\) B. \(i > r\) C. \(i = r\) D. \(i = 2r\) Câu 5. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 200 vòng dây. Để tăng hiệu điện thế lên 4 lần thì cuộn thứ cấp phải quấn bao nhiêu vòng ? A. 200 vòng B. 50 vòng C. 800 vòng D. 3 200 vòng Câu 6. Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong: A. Acquy B. Pin C. động cơ điện một chiều D. máy phát điện xoay chiều B – PHẦN TỰ LUẬN (7điểm): Bài 1 (3đ): Ở một đầu đường dây tải điện đặt một máy tăng thế với các cuộn dây có số vòng là 500 vòng và 15000 vòng. Hiệu điện thế đặt vào cuộn sơ cấp của máy tăng thế là 1kV, công suất điện tải đi là 150kW. a) Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp của máy tăng thế đó. b) Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện, biết rằng điện trở tổng cộng của đường dây này là \(100\Omega \). Bài 2 (4đ): Vật sáng AB qua một thấu kính cho ảnh A'B' như hình vẽ.
a) Thấu kính đã cho là thấu kính gì? Tại sao? b) Bằng cách vẽ hãy xác định quang tâm O và hai tiêu điểm F, F’ của thấu kính. c) Tính khoảng cách OA, OA và OF của thấu kính. Cho \(AB = 5cm;{\rm{ }}A'B' = 10cm;{\rm{ }}AA' = 90cm\). Lời giải chi tiết
A – PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Phương pháp: + Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều luôn phiên đổi chiều + Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng. Cách giải: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm. Chọn C. Câu 2: Phương pháp: Cách làm quay máy phát điện: Trong kĩ thuật, có nhiều cách làm quay roto của máy phát điện, ví dụ như dùng động cơ nổ, dùng tuabin nước, dùng cánh quạt gió. Cách giải: Các cách để làm quay roto mát phát điện là: + Năng lượng thác nước. + Dùng động cơ nổ. + Năng lượng gió. Chọn D. Câu 3: Phương pháp: Công thức tính công suất hao phí: \(\Delta P = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\) Công thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \frac{{\rho l}}{S}\) Cách giải: Công suất hao phí: \(\Delta P = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} \Rightarrow \Delta P \sim R\) Ta có : \(R = \frac{{\rho l}}{S} \Rightarrow R \sim l\)\( \Rightarrow \) Khi chiều dài đường dây tải điện tăng gấp ba thì R tăng gấp ba \( \Rightarrow \Delta P\) tăng ba lần. Chọn A. Câu 4: Phương pháp: + Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. + Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. + Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Cách giải:
Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ: \(i > r\) Chọn B. Câu 5: Phương pháp: Công thức máy biến thế: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\) Trong đó: \({U_1};{N_1}\) là điện áp và số vòng dây cuộn sơ cấp. \({U_2};{N_2}\) là điện áp và số vòng dây cuộn thứ cấp. Cách giải: Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{N_1} = 200\\{U_1}\\{U_2} = 4{U_1}\end{array} \right.\) Áp dụng công thức máy biến áp: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \Rightarrow {N_2} = \frac{{{U_2}}}{{{U_1}}}.{N_1} = \frac{{4{U_1}}}{{{U_1}}}.200 = 800\,\left( {vong} \right)\) Chọn C. Câu 6: Phương pháp: + Một máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại gọi là rôto. + Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Cách giải: Hiện tượng cảm ứng điện từ được ứng dụng trong máy phát điện xoay chiều. Chọn D. B – PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Phương pháp: + Công thức máy biến thế: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\) Trong đó: \({U_1};{N_1}\) là điện áp và số vòng dây cuộn sơ cấp. \({U_2};{N_2}\) là điện áp và số vòng dây cuộn thứ cấp. + Máy tăng thế có \({U_2} > {U_1} \Leftrightarrow {N_2} > {N_1}\) + Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện: \(\Delta P = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\) Cách giải: Máy biến thế là máy tăng thế nên: \({N_2} > {N_1} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{N_1} = 500\\{N_2} = 1500\\{U_1} = 1kV\end{array} \right.\) a) Ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} \Rightarrow {U_2} = \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}}.{U_1} = \frac{{1500}}{{500}}.1 = 3kV\) b) Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}U = {U_2} = 3kV = 3000V\\P = 150kW = 150\,000W\\R = 100\Omega \end{array} \right.\) Công suất hao phí trên đường dây tải điện: \(\Delta P = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} = \frac{{{{150000}^2}.100}}{{{{30000}^2}}} = 2500W\) Bài 2: Phương pháp: Sử dụng lí thuyết về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì. Sử dụng tỉ số đồng dạng của các cặp tam giác đồng dạng. Cách giải: a) Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ, vì ảnh A'B' là ngược chiều( ảnh thật). b) Nêu cách vẽ hình - Nối B với B’cắt trục chính tại quang tâm O. - Dựng TKHT vuông góc với trục chính tại O. - Vẽ tia tới BI song song với trục chính, tia ló đi qua B’ và cắt trục chính tại tiêu điểm F’. - Lấy F trên trục chính đối xứng với F’ qua O. c) Ta có \(\Delta OAB \sim \Delta OA'B'\) \( \Rightarrow \frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OA}}{{OA'}} \Leftrightarrow \frac{5}{{10}} = \frac{{OA}}{{OA'}} \Rightarrow OA' = 2.OA\) Lại có: \(AA' = OA + OA' = 90 \Leftrightarrow OA + 2.OA \\= 90\) \( \Rightarrow OA = \frac{{90}}{3} = 30cm \Rightarrow OA' = 2.OA = 2.30\\ = 60cm\) Mặt khác: \(\Delta OIF' \sim \Delta A'B'F' \Rightarrow \frac{{OI}}{{A'B'}} = \frac{{OF'}}{{A'F'}}\) \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{OF'}}{{OA' - OF'}} \Leftrightarrow \frac{5}{{10}} = \frac{{OF'}}{{60 - OF'}}\\ \Leftrightarrow \frac{{OF'}}{{60 - OF'}} = \frac{1}{2} \Leftrightarrow 2.OF' = 60 - OF' \\\Leftrightarrow 3.OF' = 60 \\\Rightarrow OF' = OF = 20cm\end{array}\) HocTot.Nam.Name.Vn
|