Đề kiểm tra giữa học kì 2 Vật lí 8 - Đề số 02 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 2 vật lí 8 - Đề số 02 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm). Hãy chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây có công cơ học?

A. Cậu bé đang ngồi học bài.

B. Cô bé đang chơi đàn pianô.

C. Nước ép lên thành bình chứa.

D. Con bò đang kéo xe.

Câu 2: Câu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của các máy cơ đơn giản:

A. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.

B. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về đường đi.

C. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lợi bấy nhiêu lần về công.

D. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về công.

Câu 3: Trong các vật sau đây vật nào không có thế năng?

A. Viên đạn đang bay.

B. Hòn bi đang lăn trên mặt đất.

C. Lò xo để tự nhiên ở độ cao nhất định.

D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất.

Câu 4: Đơn vị của công suất là:

A. Jun.                               B. Oát.

C. km/h.                             D. Niu ton.

Câu 5: Một người công nhân dùng ròng rọc động để nâng một vật lên cao \(6\,\,m\) với lực kéo ở đầu dây tự do là \(100\,\,N\). Hỏi người công nhân đó phải thực hiện một công bằng bao nhiêu?

A. \(1200\,\,J\).                   B. \(600\,\,J\).

C. \(300\,\,J\).                     D. \(2400\,\,J\).

Câu 6: Vật nhúng trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Không lực nào.

C. Trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét.

B. Lực đẩy Ác-si-mét.

D. Trọng lực.

Câu 7: Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi:

A. Hai vật có nhiệt năng khác nhau.

B. Hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau.

C. Hai vật có nhiệt độ khác nhau.

D. Hai vật có nhiệt độ khác nhau, không tiếp xúc nhau.

Câu 8: Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng:

A. Dẫn nhiệt.

B. Bức xạ nhiệt.

C. Đối lưu.

D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.

Câu 9: Trường hợp nào sau đây vừa có động năng vừa có thế năng?

A. Một ô tô đang leo dốc.

B. Ô tô đang chạy trên đường nằm ngang.

C. Nước được ngăn trên đập cao.

D. Hòn đá nằm yên bên đường.

Câu 10: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt nếu để lâu ngày vẫn bị xẹp? Hãy chọn câu trả lời đúng.

A. Vì khi mới thổi không khí từ miệng vào quả bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại .

B. Vì cao su là chấn đàn hồi nên sau khi bị thổi nó tự động co lại.

C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài.

D. Vì giữa các phân tử làm vỏ quả bóng có khoảng cách, nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài.

Câu 11: Chọn câu trả lời đúng nhất. Đứng gần một lò lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào?

A. Sự dẫn nhiệt của không khí.

B. Sự đối lưu.

C. Sự bức xạ nhiệt.

D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.

Câu 12: Một lực \(F = 500\,\,N\) tác dụng vào một vật làm vật di chuyển quãng đường \(20\,\,m\). Công thực hiện là:

A. \(500\,\,J\).

B. \(10000\,\,J\).

C. \(100\,\,kJ\).

D. \(5000\,\,J\).

Câu 13: Một máy kéo trong thời gian \(1\) phút thực hiện một công là \(30000\,\,J\). Công suất của máy kéo đó là:

A. \(30000\,\,W\).

B. \(1800000\,\,W\).

C. \(500\,\,W\).

D. \(500\,\,kW\).

Câu 14: Khi đun một ấm nước, nhiệt độ của nước tăng nhanh chủ yếu là do:

A. Sự dẫn nhiệt.

B. Sự đối lưu.

C. Bức xạ nhiệt.

D. Bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.

Câu 15: Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của vật?

A. Vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu.

B. Vật có bề mặt sần sùi, sáng màu.

C. Vật có bề mặt nhẵn, sẫm màu.

D. Vật có bề mặt nhẵn, sáng màu.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1: (1,5 điểm) Một con ngựa kéo xe đi được \(120\,\,m\) với lực kéo là \(200\,\,N\) trong thời gian \(60\) giây.

a. Tính công của con ngựa đã thực hiện?

b. Tính công suất làm việc của con ngựa?

Câu 2: (2,5 điểm) Đưa một vật có trọng lượng \(P = 500\,\,N\) từ mặt đất lên độ cao \(50\,\,cm\).

a. Tính công đưa vật lên theo phương thẳng đứng?

b. Dùng ván nghiêng dài \(2\,\,m\) để đưa vật lên thì cần lực kéo nhỏ nhất bằng bao nhiêu? Bỏ qua ma sát giữa vật và ván nghiêng.

c. Dùng tấm ván khác cũng có độ dài \(2\,\,m\). Nhưng do có ma sát nên lực kéo vật bằng ván nghiêng này là \(150\,\,N\). Hãy tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng và độ lớn của lực ma sát? 

Lời giải chi tiết

1. D

2. A

3. B

4. B

5. A

6. C

7. B

8. C

9. A

10. D

11. D

12. B

13. C

14. A

15. A

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp:

Vật có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển động

Cách giải:

Cậu bé đang ngồi học bài: có trọng lực và phản lực của ghế tác dụng vào cậu bé nhưng cậu bé không chuyển động → không có công cơ học → A sai

Cô bé đang chơi đàn pianô: có trọng lực và phản lực của ghế tác dụng vào cô bé nhưng cô bé không chuyển động → không có công cơ học → B sai

Nước ép lên thành bình chứa: có lực ép nhưng nước không chuyển động → không có công cơ học → C sai

Con bò đang kéo xe: có lực tác dụng vào xe làm xe chuyển động → có công cơ học → D đúng

Chọn D.

Câu 2:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết định luật về công

Cách giải:

Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại

Chọn A.

Câu 3:

Phương pháp:

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn

Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi

Cách giải:

Viên đạn đang bay: có động năng và thế năng hấp dẫn → A đúng

Hòn bi đang lăn trên mặt đất: có động năng → B sai

Lò xo để tự nhiên ở độ cao nhất định: có thế năng hấp dẫn → C đúng

Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất: có thế năng đàn hồi → D đúng

Chọn B.

Câu 4:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết công suất

Cách giải:

Đơn vị của công suất là Oát

Chọn B.

Câu 5:

Phương pháp:

Ròng rọc động cho ta lợi \(2\) lần về lực nhưng thiệt \(2\) lần về đường đi

Công cơ học: \(A = F.s\)

Cách giải:

Ròng rọc động cho ta lợi \(2\) lần về lực nhưng thiệt \(2\) lần về đường đi

→ Chiều dài dây phải kéo là:

\(s = 2h = 2.6 = 12\,\,\left( m \right)\)

Công cơ học người đó thực hiện là:

\(A = F.s = 100.12 = 1200\,\,\left( J \right)\)

Chọn A.

Câu 6:

Phương pháp:

Vật đặt trên Trái Đất luôn chịu tác dụng của trọng lực

Nhúng vật trong nước, vật chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét

Cách giải:

Vật nhúng trong nước, có trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật

Chọn C.

Câu 7:

Phương pháp:

Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt

Cách giải:

Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau

Chọn B.

Câu 8:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt

Cách giải:

Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng đối lưu

Chọn C.

Câu 9:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết động năng và thế năng

Cách giải:

Một ô tô đang leo dốc: có động năng và thế năng hấp dẫn → A đúng

Ô tô đang chạy trên đường nằm ngang: có động năng → B sai

Nước được ngăn trên đập cao: có thế năng hấp dẫn → C sai

Hòn đá nằm yên bên đường: không có động năng và thế năng → D sai

Chọn A.

Câu 10:

Phương pháp:

Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

Cách giải:

Quả bóng bay dù được buộc chặt nếu để lâu ngày vẫn bị xẹp. Vì giữa các phân tử làm vỏ quả bóng có khoảng cách, nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài

Chọn D.

Câu 11:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt

Cách giải:

Đứng gần một lò lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt của không khí

Chọn D.

Câu 12:

Phương pháp:

Công cơ học: \(A = F.s\)

Cách giải:

Công của lực thực hiện là:

\(A = F.s = 500.20 = 10000\,\,\left( J \right) = 10\,\,\left( {kJ} \right)\)

Chọn B.

Câu 13:

Phương pháp:

Công suất: \(P = \frac{A}{t}\)

Cách giải:

Đổi: \(1phut = 60s\)

Công suất của máy kéo là:

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{30000}}{{60}} = 500\,\,\left( W \right)\)

Chọn C.

Câu 14:

Phương pháp:

Sử dụng lý thuyết các hình thức truyền nhiệt

Cách giải:

Khi đun một ấm nước, nhiệt độ của nước tăng nhanh chủ yếu là do sự dẫn nhiệt

Chọn A.

Câu 15:

Phương pháp:

Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều

Cách giải:

Khả năng hấp thụ nhiệt tốt của một vật phụ thuộc vào vật có bề mặt sần sùi, sẫm màu

Chọn A.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương pháp:

Công cơ học: \(A = F.s\)

Công suất: \(P = \frac{A}{t}\)

Cách giải:

a. Công của con ngựa thực hiện là:

\(A = F.s = 200.120 = 24000\,\,\left( J \right)\)

b. Công suất làm việc của con ngựa là:

\(P = \frac{A}{t} = \frac{{24000}}{{60}} = 400\,\,\left( W \right)\)

Câu 2:

Phương pháp:

Công cơ học: \(A = F.s\)

Hiệu suất: \(H = \frac{{{A_i}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \)

Cách giải:

a. Đổi: \(50cm = 0,5m\)

Công đưa vật lên theo phương thẳng đứng là:

\({A_i} = P.h = 500.0,5 = 250\,\,\left( J \right)\)

b. Vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng không có ma sát

Công của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là:

\(A = {A_i} = F.s \Rightarrow F = \frac{{{A_i}}}{s} = \frac{{250}}{2} = 125\,\,\left( N \right)\)

c. Công của lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng là:

\({A_{tp}} = F'.s = 150.2 = 300\,\,\left( J \right)\)

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:

\(H = \frac{{{A_i}}}{{{A_{tp}}}}.100\%  = \frac{{250}}{{300}}.100\%  \approx 83,3\% \)

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close