Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 7 - Đề số 05 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 7 - Đề số 05 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I – TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 2,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu? A. 5m B. 1,25m C. 2,5m D. 1,6m Câu 2. Khi cho mắt và gương tiến lại gần nhau thì vùng quan sát: A. Mở rộng ra B. Thu hẹp lại C. Không đổi D. Mở rộng hay thu hẹp lại phụ thuộc vào số lượng vật trước gương nhiều hay ít. Câu 3. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là A. ảnh ảo, hứng được trên màn chắn B. ảnh ảo mắt không thấy được C. ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn D. một vật sáng Câu 4. Chiếu một tia tới lên một gương phẳng. Biết góc phản xạ . Góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là: A. \({30^0}\) B. \({45^0}\) C. \({60^0}\) D. \({15^0}\) Câu 5. Đặt một viên phấn thẳng đứng ở gần mặt phản xạ của một gương cầu lõm. Nhìn vào gương ta thấy ảnh của viên phấn trong gương. Hỏi phát biểu nào dưới đây sai? A. ảnh của viên phấn không hứng được trên màn chắn B. ảnh trong gương là không trực tiếp sờ nắn được C. ảnh viên phấn trong gương hứng được trên màn chắn D. có thể dùng máy ảnh để chụp hình viên phấn ở trong gương Câu 6. Hai vật A, B có chiều cao như nhau, A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tấm kính. So sánh độ cao của hai ảnh A’ và B’? A. ảnh A’ cao hơn ảnh B’ B. ảnh B’ cao hơn ảnh A’ C. hai ảnh cao bằng nhau D. không xác định được vì độ cao của ảnh còn phụ thuộc vào vị trí đặt vật. Câu 7. Chọn câu trả lời sai. Định luật truyền thẳng của ánh sáng được vận dụng để giải thích các hiện tượng A. sự tạo thành vùng bóng tối và vùng bóng nửa tối B. sự tạo thành bóng tối và bóng nửa tối C. nhật thực và nguyệt thực D. sự tạo thành cầu vồng Câu 8. Chùm tia tới song song gặp gương cầu lồi, có chùm tia phản xạ là chùm sáng A. song song B. phân kì C. hội tụ D. bất kì Câu 9: Trong hình vẽ dưới đây, hình nào vẽ đúng đường truyền ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)?
A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D Câu 10: Nguồn sáng là gì? A. Là những vật tự phát ra ánh sáng. B. Là những vật được chiếu sáng. C. Là những vật sáng. D. Là những vật được nung nóng. Câu 11: Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên: A. Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời B. Mặt Trăng khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời C. Trái Đất khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trăng D. Mặt Trăng khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời Câu 12: Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc \({30^0}\) thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc: A. \({30^0}\) B. \({60^0}\) C. \({90^0}\) D. \({120^0}\) II – TỰ LUẬN Câu 13: Tại sao trong đêm tối ta không nhìn thấy được các vật, cây cối,… nhưng ta có thể nhìn thấy được ngọn lửa? Câu 14: Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách gương 5cm. 1. Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng 2. Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không? Câu 15. Hai gương phẳng G1 và G2 có mặt phản xạ quay vào nhau và tạo với nhau một góc \(\alpha \) (hình vẽ). Tia tới SI được chiếu lên gương G1 lần lượt phản xạ một lần trên gương G1 rồi một lần trên gương G2. Biết góc tới trên gương Gi bằng 300. Tìm góc \(\alpha \) để cho tia tới trên gương G1 và tia phản xạ trên gương G2 vuông góc với nhau:
Lời giải chi tiết
Câu 1. Phương pháp giải: + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. + Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. Lời Giải:
Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến gương phẳng nên ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}AA' = AH + A'H = 2,5m\\AH = A'H\end{array} \right. \\\Rightarrow AH = A'H = \frac{{AA'}}{2} = \frac{{2,5}}{2} = 1,25m\) Chọn B. Câu 2. Phương pháp giải: + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. + Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. + Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'. Lời Giải: + Muốn nhìn thấy ảnh S’ thì mắt phải đặt trong chùm tia phản xạ ứng với chùm tia tới xuất phát từ S tới gương. Hai tia phản xạ ngoài cùng trên gương ứng với hai tia tới ngoài cùng trên gương là SI và SK. Vùng quan sát được thể hiện như hình vẽ sau:
+ Nếu đưa S lại gần gương hơn thì ảnh S’ cũng ở gần gương hơn, góc IS’K sẽ tăng lên và khoảng không gian cần đặt mắt để nhìn thấy S’ cũng tăng lên. → Khi đưa vật đến gần gương thì vùng quan sát mở rộng ra, ta quan sát được nhiều vật trước gương hơn. Chọn A. Câu 3. Phương pháp giải: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật. Ảnh ảo không hứng được trên màn. Lời Giải: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn. Chọn C. Câu 4. Phương pháp giải: Định luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới - Góc phản xạ bằng góc tới Lời Giải:
Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có: \( i = i' = {30^0} \Rightarrow \widehat {SIS'} = i + i' = 30 + 30 = {60^0}\) Chọn C. Câu 5. Phương pháp giải: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. Ảnh ảo thì không hướng được trên màn chắn. Lời Giải: Đặt một viên phấn thẳng đứng ở gần mặt phản xạ của một gương cầu lõm. Nhìn vào gương ta thấy ảnh của viên phấn trong gương, đây là ảnh ảo nên không thể hứng được trên màn chắn. Vậy câu sai là: ảnh viên phấn trong gương hứng được trên màn chắn. Chọn C. Câu 6. Phương pháp giải: + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. + Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. Lời Giải: Tấm kính cũng là 1 gương phẳng. Mặt khác hai vật A, B lại có chiều cao như nhau, do đó hai ảnh ảo A’, B’ của hai vật A, B qua gương phẳng và quatams kính có độ cao bằng nhau. Chọn C. Câu 7. Phương pháp giải: + Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. + Ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng giải thích các hiện tượng: Bóng tối – Bóng nửa tối; Nhật thực – Nguyệt thực. Lời Giải: Định luật truyền thẳng của ánh sáng không thể vận dụng để giải thích hiện tượng sự tạo thành cầu vồng. Sự tạo thành cầu vồng là do sự phân tích ánh sáng qua các giọt nước mưa (tán sắc ánh sáng). Chọn D. Câu 8. Phương pháp giải: Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng vẽ chùm tia phản xạ khi chiếu chùm tia tới song song tới gặp gương cầu lồi. Lời Giải:
+ Giả sử ta có hai tia sáng song song S1I1 và S2I2 chiếu lên gương cầu lồi thu được hai tia phản xạ là I1R1 và I2R2. + Mỗi điểm trên gương cầu lồi được coi như một gương phẳng nhỏ. Do đó có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại mỗi điểm trên gương cầu lồi để vẽ tia phản xạ tương ứng với mỗi tia tới. + Từ hình vẽ, ta thấy được rằng khi chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ta thu được một chùm sáng phản xạ phân kì. Chọn B. Câu 9: Phương pháp giải: + Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. + Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính ánh sáng không truyền theo đường thẳng. Lời Giải: Không khí và nước là hai môi trường trong suốt khác nhau nên đường truyền ánh sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. Chọn B. Câu 10: Phương pháp giải: Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Lời Giải: Nguồn sáng là những vật tự phát ra ánh sáng. Chọn A. Câu 11: Phương pháp giải: Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của Mặt Trăng trên Trái Đất. Lời Giải:
Hiện tượng nhật thực là hiện tượng hình thành bóng đen trên Trái Đất khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Khi đó Mặt Trăng che khuất ánh sáng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất. Chọn A. Câu 12: Phương pháp giải: Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. + Góc phản xạ bằng góc tới. Lời Giải:
Từ hình vẽ ta có: \(\widehat {SIG} + i = {90^0} \Leftrightarrow {30^0} + i = {90^0} \Rightarrow i = {60^0}\) Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có: \(i' = i = {60^0}\) Góc taọ bởi tia tới và tia phản xạ là: \(\widehat {SIR} = i + i' = {60^0} + {60^0} = {120^0}\) Chọn D. Câu 13: Phương pháp giải : - Điều kiện để mắt nhìn được vật là có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta - Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta. Lời Giải: - Ta không nhìn thấy cây cối, nhà cửa vì không có ánh sáng từ các vật đó chiếu vào mắt ta. - Nhìn thấy ngọn lửa vì ngọn lửa tự phát ra ánh sáng và ánh sáng đã truyền đến mắt ta. Câu 14: Phương pháp giải: + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. + Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương. + Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S'. Lời Giải: 1. Vẽ ảnh của S theo 2 cách:
a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: Vì ảnh S’ và S đối xứng nhau qua mặt gương nên ta vẽ ảnh S’ như sau: + Từ S vẽ tia SH vuông góc với mặt gương tại H. + Trên tia đối của tia HS ta lấy điểm S’ sao cho S’H = SH. S’ chính là ảnh của S qua gương cần vẽ. b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng + Vẽ hai tia tới SI, SK và các pháp tuyến IN và KN’ + Sau đó vẽ hai tia phản xạ IR và KR’ dựa vào tính chất góc tới bằng góc phản xạ. + Kéo dài hai tia phản xạ IR và KR’ gặp nhau ở đúng điểm S’ mà ta đã vẽ trong cách a. 2. Ảnh vẽ theo hai cách trên trùng nhau. Câu 15: Phương pháp giải: - Tổng 3 góc trong 1 tam giác bằng 1800. - Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. + Góc tới bằng góc phản xạ. Lời Giải: Tại I theo định luật phản xạ ta có
Tại I, theo định luật phản xạ, ta có: \(\widehat {SIN} = \widehat {NIJ} = {30^0}\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\widehat {JIO} = \widehat {NIO} - \widehat {NIJ} = 90 - 30 = {60^0}\\\widehat {KIJ} = 2.\widehat {SIN} = 2.30 = {60^0}\,\,\,\left( 1 \right)\end{array} \right.\) Trong tam giác IJO, ta có: \(\begin{array}{l}\widehat {IJO} = {180^0} - \widehat {JIO} - \widehat {IOJ}\\ = {180^0} - {60^0} - \alpha = {120^0} - \alpha \\ \Rightarrow \widehat {NJI} = {90^0} - \widehat {IJO} \\= {90^0} - \left( {{{120}^0} - \alpha } \right) = \alpha - {30^0}\end{array}\) Tại K, theo định luật phản xạ, ta có: \(\widehat {IJN} = \widehat {NJK} \Rightarrow \widehat {KJI} = 2.\widehat {NJK} \\= 2\alpha - 60\,\,\,\left( 2 \right)\) Từ (1) và (2) ta được: \(\widehat {KIJ} + \widehat {KJI} = {60^0} + 2\alpha - {60^0} \\= 2\alpha \) Trong tam giác IKJ, ta có: \(\widehat {IKJ} = {180^0} - \left( {\widehat {KIJ} + \widehat {KJI}} \right)\\ = {180^0} - 2\alpha \) Để tia tới SI trên gương G1 vuông góc với tia phản xạ JR trên gương G2 thì: \(\widehat {IKJ} = {90^0} \Leftrightarrow {180^0} - 2\alpha = {90^0}\\ \Rightarrow \alpha = {45^0}\). HocTot.Nam.Name.Vn
|