Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí 6 - Đề số 05 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 1 vật lí 6 - Đề số 05 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1. Để đo chiều dài của một vật (khoảng hơn \(30\,\,cm\)), nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất? A. thước có GHĐ \(50\,\,cm\) và ĐCNN \(1\,\,mm\) B. thước có GHĐ \(20\,\,cm\) và ĐCNN \(1\,\,cm\) C. thước có GHĐ \(30\,\,cm\) và ĐCNN \(1\,\,mm\) D. thước có GHĐ \(1\,\,m\) và ĐCNN \(5\,\,cm\) Câu 2. Giới hạn đo của thước là A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước B. độ dài lớn nhất ghi trên thước C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước Câu 3. Thước nào dưới đây thích hợp để đo độ dài sân trường em? A. thước thẳng có GHĐ \(1\,\,m\) và ĐCNN \(1\,\,mm\) B. thước cuộn có GHĐ \(5\,\,m\) và ĐCNN \(5\,\,mm\) C. thước dây có GHĐ \(150\,\,cm\) và ĐCNN \(1\,\,mm\) D. thước thẳng có GHĐ \(1\,\,m\) và ĐCNN \(1\,\,cm\) Câu 4. Cho bình chia độ như hình vẽ
Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là A. \(100\,\,c{m^3}\) và \(5\,\,c{m^3}\) B. \(50\,\,c{m^3}\) và \(5\,\,c{m^3}\) C. \(100\,\,c{m^3}\) và \(2\,\,c{m^3}\) D. \(50\,\,c{m^3}\) và \(2\,\,c{m^3}\) Câu 5. Mai dùng bình chia độ để đo thể tích một hòn sỏi, thể tích nước ban đầu là \({V_1} = 75\,\,c{m^3}\), sau khi thả hòn sỏi vào, thể tích là \({V_2} = 108\,\,c{m^3}\). Thể tích hòn sỏi là A. \(V = 42\,\,c{m^3}\) B. \(V = 11\,\,c{m^3}\) C. \(95\,\,c{m^3}\) D. \(33\,\,c{m^3}\) Câu 6. Dụng cụ dùng để đo khố lượng của một vật là A. bình chia độ B. bình tràn C. cân D. thước mét Câu 7. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy? A. lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng hàng lên B. lực mà đầu tàu tác dụng vào các toa tàu chuyển động C. lực mà nam châm tác dụng vào chiếc đinh sắt D. lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm Câu 8. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật và có đặc điểm nào dưới đây A. cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau B. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau C. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau D. khác phương, cùng chiều, mạnh như nhau Câu 9. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào của lực gây ra sự biến đổi của chuyển động? A. Dùng tay bóp méo quả bóng bàn B. Dùng tay đẩy viên bi đang đứng yên trên bàn C. Kéo một chiếc lò xo làm cho nó giãn ra D. Một ô tô đang đứng trên lề đường Câu 10. Một bạn học sinh đá quả bóng đập vào tường rồi nảy ra, có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng? A. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi D. Không có hiện tượng gì xảy ra Câu 11. Hai bạn Nam và Hòa cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (Nam đứng dưới đất còn Hòa đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của Nam và Hòa lên thùng hàng sau đây là đúng? A. Nam và Hòa cùng đẩy B. Nam kéo và Hòa đẩy C. Nam đẩy và Hòa kéo D. Nam và Hòa cùng kéo Câu 12. Trên bì một gói kẹo có ghi \(500\,\,gam\). Số đó chỉ gì? A. Khối lượng của gói kẹo B. Khối lượng của kẹo trong gói C. Thể tích của gói kẹo D. cả A, B, C đều sai II. TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1. (2 điểm) Đổi các đơn vị sau: a. \(1,2\,\,{m^3} = .........\,\,d{m^3} = ...........\,\,c{m^3}\) b. \(2,2\) tấn \( = .............\,\,kg = ................\,\,g\) Câu 2. (2 điểm) Một bình chia độ có GHĐ là \(800\,\,c{m^3}\), có chứa sẵn \(460\,\,c{m^3}\) nước, người ta thả \(10\) hòn bi thép vào bình nước thì nước trong bình dâng lên đến \(660\,\,c{m^3}\) a. Tính thể tích của \(10\) hòn bi thép nói trên. b. Tính thể tích của \(1\) hòn bi thép. c. Tìm thể tích nước trong bình chia độ sau khi thả \(15\) hòn bi. Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cách giải: Để đo chiều dài của một vật khoảng hơn 30 cm, phải chọn thước có GHĐ lớn hơn 30 cm và có ĐCNN là nhỏ nhất → chọn thước có GHĐ \(50\,\,cm\) và ĐCNN \(1\,\,mm\) Chọn A. Câu 2. Cách giải: Giới hạn đo của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước Chọn B. Câu 3. Cách giải: Sân trường có độ dài cỡ chục mét, nên chọn thước có GHĐ lớn → chọn thước cuộn có GHĐ \(5\,\,m\) và ĐCNN \(5\,\,mm\) Chọn B. Câu 4. Phương pháp: Giới hạn đo của bình chia độ là thể tích lớn nhất ghi trên bình chia độ Độ chia nhỏ nhất là khoảng cách giữa 2 vạch gần nhau nhất trên bình chia độ Cách giải: GHĐ của bình là \(100\,\,c{m^3}\); ĐCNN của bình là \(2\,\,c{m^3}\) Chọn C. Câu 5. Phương pháp: Thể tích của hòn sỏi: \(V = {V_2} - {V_1}\) Cách giải: Thể tích của hòn sỏi là: \(V = {V_2} - {V_1} = 108 - 75 = 33\,\,\left( {c{m^3}} \right)\) Chọn D. Câu 6. Phương pháp: Dụng cụ dùng để đo khối lượng của vật là cân Chọn C. Câu 7. Cách giải: Lực là lực đẩy là lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm Chọn D. Câu 8. Phương pháp: Sử dụng lý thuyết hai lực cân bằng Cách giải: Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật và cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau Chọn A. Câu 9. Phương pháp: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng Cách giải: Dùng tay bóp méo quả bóng bàn: lực làm vật biến dạng Dùng tay đẩy viên bi đang đứng yên trên bàn: lực làm vật biến đổi chuyển động Kéo một chiếc lò xo làm cho nó giãn ra: lực làm vật biến dạng Một ô tô đang đứng trên lề đường: lực không làm vật biến dạng hay chuyển động Trường hợp lực gây ra sự biến đổi của chuyển động là: dùng tay đẩy viên bi đang đứng yên trên bàn Chọn B. Câu 10. Phương pháp: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng Cách giải: Một bạn học sinh đá quả bóng đập vào tường rồi nảy ra, quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi Chọn C. Câu 11. Cách giải: Nam đứng dưới đất còn Hòa đứng trên thùng xe nên Nam đẩy và Hòa kéo thùng hàng Chọn C. Câu 12. Cách giải: Trên bì một gói kẹo có ghi \(500\,\,gam\), số đó chỉ khối lượng của kẹo trong gói Chọn B. II. TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: Sử dụng phương pháp đổi đơn vị thể tích và khối lượng Cách giải: Đổi các đơn vị: a. \(1,2\,\,{m^3} = 1200\,\,d{m^3} = 1200000\,\,c{m^3}\) b. \(2,2\) tấn \( = 2200\,\,kg = 2200000\,\,g\) Câu 2. Phương pháp: Thể tích nước dâng lên: \(V = {V_2} - {V_1}\) Thể tích của n hòn bi: \(V = n{V_0}\) với \({V_0}\) là thể tích của 1 hòn bi Cách giải: a. Thể tích của 10 hòn bi là thể tích nước dâng lên: \(V = {V_2} - {V_1} = 660 - 460 = 200\,\,\left( {c{m^3}} \right)\) b. Thể tích của 1 hòn bi thép là: \({V_0} = \frac{V}{n} = \frac{{200}}{{10}} = 20\,\,\left( {c{m^3}} \right)\) c. Thể tích của 15 hòn bi thép là: \(V' = 15.{V_0} = 15.20 = 300\,\,\left( {c{m^3}} \right)\) Thể tích của nước trong bình là: \({V_2}' = {V_1} + V' = 460 + 300 = 760\,\,\left( {c{m^3}} \right)\). HocTot.Nam.Name.Vn
|