Đề kiểm tra 45 phút phần 1 lịch sử 9 - Đề số 6 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 1 lịch sử 9 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. (3 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN. Câu 2. (4 điểm) Hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nêu các xu thế của thế giới sau “Chiến tranh lạnh”. b) Với xu thế phát triển của thế giới đang đặt ra cho Việt Nam những thời cơ và thách thức gì? Câu 3. (3 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Nêu sự kiện với các mốc thời gian thể hiện phong trào giải phóng dân tộc của châu lục được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy” từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?
b) Ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc Apácthai? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 23 Cách giải: - Hoàn cảnh ra đời: + Sau khi giành độc lập, đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển. + Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. => Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. - Mục tiêu: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. - Nguyên tắc hoạt động: + Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. + Hợp tác phát triển có kết quả… Câu 2 a) Các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh: Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 47 Cách giải: - Xu thế hòa hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế. - Sự tan rã cùa trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm. - Từ sau “Chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các mrớc đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm. - Tuy hoà bình được củng cố nhưng từ đầu những năm 90 của thế ki XX, nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái (Liên bang Nam Tư cũ, Châu Phi và một số nước Trung Á,…). b) Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam: Phương pháp: phân tích, liên hệ Cách giải: - Thời cơ: + Mở cửa thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến trên thế giới, chuyển giao công nghệ => rút ngắn khoảng cách với các nước trên thế giới. + Có cơ hội tiếp cận, giao lưu với các nền văn hóa, giáo dục ở các quốc gia tiên tiến; + Chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của quốc gia, khu vực. - Thách thức: + Mở cửa gia nhập thị trường thế giới, Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, NICs… + Sự giao lưu văn hóa tiềm ẩn nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. + Quan hệ giữa các nước lớn luôn luôn ẩn chứa những mâu thuẫn bất đồng. Thách thức đặt ra cho Việt Nam là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ với các nước lớn để đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia dân tộc. => Nếu không nắm được thời cơ, vượt qua thách thức thì Việt Nam sẽ bị tụt hậu rất xa so với thế giới. Câu 3. a) Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 26 Cách giải: - Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi phát triển mạnh mẽ. Châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”.
b) Phương pháp: đánh giá, nhận xét Cách giải: Ý nghĩa lịch sử - Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại. - Nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. - Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới. HocTot.Nam.Name.Vn
|