Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 3 - Đại số 6Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương 3 - Đại số 6
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Câu 1. (2 điểm) Hãy điền (Đ), sai (S) vào ô trống cho thích hợp : a) \({3^7}:{3^5} = {3^2}\)…. ; b) \({3^7}:{3^5} = {3^{12}}\) …. ; c) \({5^{5.}}{5^7} = {5^{12}}\) …. ; d) \({9^5}:{3^7} = {3^3}\) …. Câu 2. (2 điểm) Hãy điềm số thích hợp vào chỗ … sau : a) \({2^5}{.4^7} = {2^{...}}\) ; b) \({2^8}{.4^7} = {2^{...}}\) ; c) \({4^5}:{2^7} = {2^{...}}\) ; d) \({8^5}:{4^7} = {2^{...}}.\) Câu 3. (2 điểm) Tìm UCLN của các số sau đây : a) 124,156,196 ; b) 22, 56, 86 ; c) 12, 68, 96 ; d) 208, 56, 1986. Câu 4. (2 điểm) Chứng minh rằng : \(\left( {a,b} \right) = {{ab} \over {\left[ {a,b} \right]}}.\) Câu 5. (2 điểm) Học sinh lớp 7A xếp hàng 3 thừa 1 người, còn xếp hàng 8 thì thừa 3 người. Biết số học sinh lớp đó trong khoảng từ 30 đến 60. Tính số học sinh lớp 7A đó. LG bài 1 Phương pháp giải: Sử dụng công thức lũy thừa của một thương: \({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\) Lời giải chi tiết: Câu 1. a) \({3^7}:{3^5} = {3^2}\) Đ ; b) \({3^7}:{3^5} = {3^{12}}\)S ; c) \({5^{5.}}{5^7} = {5^{12}}\) Đ ; d) \({9^5}:{3^7} = {3^3}\) Đ LG bài 2 Phương pháp giải: Sử dụng công thức lũy thừa của một thương: \({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\) Và công thức lũy thừa của 1 tích: \({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\) Lời giải chi tiết: Câu 2. a)\({2^5}{.4^7} = {2^{19}}\) ; b) \({2^8}{.4^7} = {2^{22}}\) ; c) \({4^5}:{2^7} = {2^3}\) ; d) \({8^5}:{4^7} = 2.\) LG bài 3 Phương pháp giải: Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau: Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố. Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung. Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm. Lời giải chi tiết: Câu 3. a) 4 ; b) 2 ; c) 4 ; d) 2. LG bài 4 Phương pháp giải: Gọi \(\left( {a,b} \right) = d.\) Khi đó \(a = m.d,\) \(b = kd,\) trong đó \(\left( {m,k} \right) = 1.\) Lời giải chi tiết: Câu 4. Gọi \(\left( {a,b} \right) = d.\) Khi đó \(a = m.d,\) \(b = kd,\) trong đó sự phân tích này là duy nhất và \(\left( {m,k} \right) = 1.\) Vậy \(\left[ {a,b} \right] = m.d.k.\) Do đó \({{a.b} \over {\left( {a,b} \right)}} = {{d.m.d.k} \over d} = m.d.k = \left[ {a,b} \right]\) hay \(\left( {a,b} \right) = {{ab} \over {\left[ {a,b} \right]}}.\) LG bài 5 Phương pháp giải: Sử dụng phương pháp liệt kê Lời giải chi tiết: Câu 5. Sử dụng phương pháp liệt kê ta có kết quả : 43. HocTot.Nam.Name.Vn
|