Đề kiểm tra 45 phút phần 1 lịch sử 9 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút phần 1 lịch sử 9 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Câu 1. Đến khoảng thời gian nào hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân về cơ bản bị sụp đổ?

A. Từ những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Từ những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Từ những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Từ những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 2. Sự kiện nào được lịch sử gọi là “Năm Châu Phi”?

A. An-giê-ri tuyên bố độc lập.

B. Chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ.

C. Cách mạng Môdămbích giành thắng lợi.

D. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. 

Câu 3. Nhiệm vụ đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập là gì?

A. xây dựng và phát triển đất nước.

B. thực hiện liên kết khu vực.

C. khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.

D. thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.

Câu 4. Năm 1950 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Ấn Độ?

A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

B. Tuyên bố độc lập.

C. Cách mạng chất xám có nhiều thành quả.

D. Đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. 

Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân – đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?

A. Cách mạng Cuba giành thắng lợi.

B. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.

C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.

D. Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.

Câu 6. Cuộc đấu tranh ở quốc gia nào được coi là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?

A. Angiêri.                        B. Cuba.

C. Mêxicô.                       D. Vênêzuêna

Câu 7. Kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 có đặc điểm gì nổi bật?

A. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng sp với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.

B. Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.

C. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

D. Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện

Câu 8. Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập

B. Các nước châu Á đều gia nhập ASEAN

C. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á ở mức cao nhất thế giới

Câu 9. Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi nhân tố khách quan nào sau đây?

A. Mâu thuẫn dân tộc ở mỗi nước diễn ra gay gắt.

B. Chiến tranh thế giới thứ hai làm các nước đế quốc suy yếu.

C. Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Sự cổ vũ của các quốc gia tuyên bố độc lập trước. 

Câu 10. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?

A. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc

B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc

C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc

D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc

Câu 11. Ngày 1-10-1949, ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Nam Kinh được giải phóng

B. Quốc Dân Đảng thất bại và phải rút ra đảo Đài Loan

C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập

D. Bắc Kinh được giải phóng

Câu 12. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc?

A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc

B. Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc

C. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, đi lên xã hội chủ nghĩa

D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.

Câu 13. Công cuộc cải cách mở của ở Trung Quốc được đề ra và bắt đầu thực hiện từ năm 1978 nhằm mục tiêu gì?

A. Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.

B. Giành sự thắng thế cho Đảng Cộng sản Trung Quốc.

C. Hiện đại hóa, đưa Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.

D. Lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trung tâm. 

Câu 14. Nội dung không thuộc thành tựu xây dựng đất nước của Ấn Độ sau khi giành độc lập?

A. Tự túc được lương thực cho 1 tỉ người.

B. Trở thành nước khởi đầu cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

C. Công nghệ thống tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ.

D. Cố gắng vươn lên hành cường quốc về công nghiệp vũ trụ. 

Câu 15. Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập

B. Các nước châu Á đều gia nhập ASEAN

C. Châu Á trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới

D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Á ở mức cao nhất thế giới

Câu 16. Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào  được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?

A. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo

B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Xingapo

C. Nhật Bản, Đài Loan, Ma Cao, Xingapo

D. Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, Hàn Quốc

Câu 17. Ba quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập đầu tiên sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A. Indonexia, Việt Nam, Lào

B. Indonexia, Việt Nam, Malaysia

C. Indonexia, Việt Nam, Campuchia

D. Việt Nam, Lào, Philippin

Câu 18. Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang lĩnh vực nào?

A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch

B. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự

C. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục

D. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế

Câu 19. Nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa ra đời vào thời gian nào?

A. 12-10-1945

B. 1-10-1949

C. 12-1978

D. 8-8-1967

Câu 20. Hiện nay, số nước thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là

A. 5 nước.                 B. 8 nước.

C. 10 nước.               D. 11 nước.

II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 21.

Khu vực Đông Nam Á có bao nhiêu nước? Hãy kể tên các nước đó? Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 B

 D

 B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 13.

Cách giải:

Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc địa chỉ còn 5,2 triệu km^2 với 35 tr dân, tập trung chủ yếu ở miền Nam châu Phi.

Chọn đáp án: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 13.

Cách giải:

Năm 1960, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập, lịch sử gọi sự kiện này là “Năm Châu Phi”.

Chọn đáp án: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 14.

Cách giải:

Sau khi hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc – thực dân đã sụp đổ hoàn toàn, lịch sử các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu kéo dài từ bao đời nay.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 18.

Cách giải:

Năm 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Anh.

Chọn đáp án: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 14, suy luận.

Cách giải:

Sau khi Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập thì từ những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức là chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) tập trung ở ba nước miền Nam châu Phi.

=> Năm 1993, Hiến pháp Nam Phi quy định chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ hoàn toàn.

=> Hình thức tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa thực dân – đế quốc bị xóa bỏ hoàn toàn.

=> Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai được xóa bỏ cũng đồng nghĩa chủ nghĩa đế quốc – thực dân đã sụp đổ đến tận gốc rễ.

Chọn đáp án: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 13, suy luận.

Cách giải:

Ngày 1-1-1959, cuộc Cách mạng nhân dân ở Cuba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Cát-xtơ-rô đã giành thắng lợi. Chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. Sau đó, hàng loạt các nước Mĩ Latinh cũng nổi dậy đấu tranh bất chấp mưu thành lập Liên minh vì tiến bộ của Mĩ.

=> Cách mạng Cuba đã cổ vũ các nước còn lại trong khu vực Mĩ Latinh vùng lên đấu tranh giành độc lập, thoát khỏi sự thống trị của chế độ độc tài thân Mĩ.

=> Cách mạng Cuba được coi là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh.

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 21, suy luận.

Cách giải:

Từ khi thực hiện đường lối cải cách, đất nước Trung Quốc đã có những biến đổi căn bản. Sau 20 năm (1979 – 1998), nền kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. GDP tăng trung bình 9,6%/năm, đứng hàng thứ 7 thế giới…

=> Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới là đặc điểm nổi bật của kinh tế Trung Quốc từ năm 1978 đến năm 1998.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập. Đây là biến đổi quan trọng nhất, quyết định những biến đổi tiếp theo của khu vực

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh phát triển xuất phát từ các nhân tố sau:

* Nhân tố chủ quan:

- Nơi tập trung các mâu thuẫn, gay gắt nhất là mâu thuẫn dân tộc.

- Lực lượng dân tộc phát triển (ý thức hệ, tư tưởng đấu tranh), tư sản và vô sản, liên tiếp ra đời các chính đảng.

* Nhân tố khách quan:

- Chiến tranh thế giới thứ hai tạo điều kiện thuận lợi để phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.

- Ảnh hưởng và giúp đỡ của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.  

Đáp án A: là nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 16.

Cách giải:

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến từ năm 1946-1949 giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng, tập đoàn Tưởng Giới Thạch cầm đầu Quốc dân đảng đã thua trận và phái rút chạy ra Đài Loan.

Chọn: B

Câu 11.

Phương pháp: sgk trang 16.

Cách giải:

Ngày 1-10-1949, tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn dân thủ đô Bắc Kinh trên Quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Chọn: C

Câu 12.

Phương pháp: sgk trang 16.

Cách giải:

Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ toàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tư do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Chọn: C

Câu 13.

Phương pháp: sgk trang 19.

Cách giải:

Đường lối cải cách của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra năm 1978 nhằm mục tiêu: hiện đại hóa, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia gia giàu mạnh, văn minh.

Chọn: C

Câu 14.

Phương pháp: sgk trang 15, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án: A, C, D đều là thành tựu xây dựng đất nước của Ấn Độ từ sau khi giành độc lập.

- Đáp án B: là thành tựu khoa học – kĩ thuật của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn: B

Câu 15.

Phương pháp: đánh giá, nhận xét.

Cách giải:

Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là từ chỗ hầu hết là thuộc địa của các nước thực dân, các nước châu Á đã giành được độc lập. Đây là biến đổi quan trọng nhất, quyết định những biến đổi tiếp theo của khu vực

Chọn: A

Câu 16.

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

Có 4 quốc gia và vùng lãnh thổ được mệnh danh là “Con rồng châu Á” là Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công và Xingapo

Chọn: A

Câu 17.

Phương pháp: sgk trang 21.

Cách giải:

Chớp thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền. 3 quốc gia đầu tiên tuyên bố giành được độc lập là Indonexia (8-1945), Việt Nam (9-1945) và Lào (10-1945).

Chọn: A

Câu 18.

Phương pháp: sgk trang 25.

Cách giải:

Từ năm nước sáng lập ban đầu đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành 10 nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hơp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng nhau phát triển phồn vinh.

Chọn: D

Câu 19.

Phương pháp: sgk trang 16

Cách giải:

Chiều ngày 1/10/1949 tại cuộc mít tinh của hơn 30 vạn người dân Thủ đô Bắc Kinh trên Quảng trường Thiên An Môn, chủ tịch Mao Trạch Đông trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới sự ra đời của nước CHND Trung Hoa

Chọn: B

Câu 20.

Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 23-24

Cách giải:

- Tổ chức ASEAN được thành lập ngày 8 - 8 - 1967, và ngày nay có tất cả là 10 thành viên và 2 quan sát viên (Đông Timor và Papua New Guinea).

- ASEAN từ 5 nước thành viên sáng lập ban đầu là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Sau đó, lần lượt các quốc gia gia nhập ASEAN là: Bru-nây (1984), Việt Nam (1995), Lào, Mi-an-ma (1997), Campuchia (1999).

Chọn: C

II. TỰ LUẬN

Câu 21.

Phương pháp: sgk lịch sử 9, trang 21-23

Cách giải:

- Khu vực Đông Nam Á hiện nay có 11 nước. Đó là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po, Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam, Lào, Campuchia, Mi-an-ma và Đông Timo.

- Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều giành độc lập, một số nước có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế.

+ Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

+ Trong bối cảnh các tổ chức khu vực hoạt động có hiệu quả, tiêu biểu là EEC.

=> Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.

- Mục tiêu hoạt động của ASEAN: phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close