Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 14 - Học kì 1 - Sinh học 7Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 14 - Học kì 1 - Sinh học 7 Đề bài I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất: 1.Đặc điểm nào sau đây không phải là của sứa ? A. Cơ thể hình dù B. Cơ thể hình trụ C. Thích nghi đời sống bơi lội D. Có tầng keo giúp trên mặt nước 2. Cách nuôi cấy trừng roi và trùng giày như thế nào? 1. Nguyên liệu nuôi là rơm khô, thân và rễ bèo Nhật Bản, cỏ tươi... 2. Chặt nhỏ nguyên liệu thành các đoạn 2-3 cm, cho vào bình có nước mưa (dùng nan găm cho nguyên liệu không nổi lên.) 3. 5 ngày có trùng roi và trùng giày 4. 5 ngày đầu lớp váng có trùng roi 5. 7 ngày tiếp theo mới có trùng giày. A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3, 5. 3. Đặc điểm nào sau đây không phải là của hải quỳ ? A. Cơ thể hình dù B. Cơ thể hình trụ C. Thích nghi đời sống bám bờ đá D. Ăn động vật nhỏ. 4.Mức độ tổ chức cơ thể của ngành giun nào cao nhất ? A. Giun tròn B. Giun dẹp C. Giun đốt D. Câu A, C. Câu 2. Hãy chọn các từ, cụm từ: nuốt hồng cầu, bào xác, ruột, ống tiêu hoá điền vào chỗ trống (...) thay cho các số 1, 2, 3... trong các câu sau: Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác ở chỗ chân giả rất ngắn……………….(1)………………….trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào……………………(2)……………… người. Đến.. (3)...... trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác, gây các vết loét ở niêm mạc ruột rồi…………..(4)…………….ở đó để tiêu hoá chúng và sinh sản rất nhanh. Câu 3. Sắp xếp các ý sau theo thứ tự đúng: A.Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi B. Giun chuẩn bị bò C. Tiếp tục thu mình lại kéo toàn bộ cơ thể di chuyển. D. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa vươn đầu về phía trước.
II.TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. Vẽ và chú thích cấu tạo cơ thể trùng giày. Câu 2. Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh ? Câu 3. Giun đất dinh dưỡng như thế nào ? Hãy nêu lợi ích của giun đất trong trồng trọt ? Lời giải chi tiết I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu 1.
Câu 2. (1) bào xác, (2) ống tiêu hoá, (3) ruột, (4) nuốt hồng cầu. Câu 3. Đáp án: B, A, D, C. B.Giun chuẩn bị bò A. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thu đoạn đuôi D.Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa vươn đầu về phía trước. C.Tiếp tục thu mình lại kéo toàn bộ cơ thể di chuyển. II.TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. Vẽ và chú thích cấu tạo cơ thể trùng giày. - Vẽ đúng: (hình 3.1 tr 14 - SGK) - Chú thích đúng. Câu 2. Động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là: - Cơ thể có kích thước hiển vi - Chi là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống - Phần lớn: dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm. - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. - Chúng có vai trò là: Thức ăn của nhiều động vật lớn hơn trong nước, chi thị về độ sạch của môi trường nước. Một số không nhỏ động vật nguyên sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người. Câu 3. * Dinh dưỡng của giun đất: - Sinh vật tự do trong đất ẩm - Giun ăn đất, mảnh vụn, xác bã động thực vật, thải ra một loại đất xốp (phân giun). *Lợi ích của giun đất trong trồng trọt: - Giun đào hang, di chuyển hỉnh thành các hang nhỏ ăn thông trong đất làm đất tơi xốp hơn, rễ cây hoạt động tốt hơn. - Giun ăn đất (những nơi đất khô ráo giun sẽ tiết nước ra làm cho đất ẩm) -Giun ăn mảnh vụn, xác bã động thực vật và thải phân ra ngoài là một loại đất xốp, tăng tính chịu nước, chịu ẩm, tăng độ mùn, dễ hoà tan khoáng, tăng cường hoạt động của vi sinh vật. Do vậy giun rất có ích cho nhà nông. HocTot.Nam.Name.Vn
|