Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 1 – Chương 2 – Hóa học 9

Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 1 – Chương 2 – Hóa học 9

Đề bài

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm).

Câu 1: Hiện tượng quan sát được khi cho một ít Na vào nước là:

A.Mẩu Na vo tròn chạy quanh trên bề mặt dung dịch và tan dần.

B.Dung dịch có màu xanh.

C.Mẩu Na chìm trong dung dịch.

D.Không có khí thoát ra.

Câu 2: Để nhận biết các dung dịch: BaCl2, KNO3, Na2SO4, FeSO4 đựng trong các bình riêng rẽ, người ta có thể dùng.

A.dung dịch NaCl

B.dung dịch NaOH

C.quỳ tím

D.Sn.

Câu 3: Phản ứng của Cu với dung dịch AgNO3 tạo ra Ag và Cu(NO3)2 được gọi là phản ứng:

A.cộng                                        B.hóa hợp

C.thay thế                                   D.trao đổi.

Câu 4: Tổng hệ số cân bằng nhỏ nhất của phương trình hóa học:

\(Cu + {H_2}S{O_4}dac({t^0}) \to CuS{O_4} + S{O_2} + {H_2}O\)  là:

A.6                                                      B.7

C.8                                                      D.9

Câu 5: Để phân biệt 3 chất bột màu trắng: CaCO3, nhôm và NaCl người ta có thể chỉ sử dụng:

A.nước và dung dịch NaOH

B.dung dịch HCl

C.dung dịch phenolphtalein

D,dung dịch Na2SO4.

Câu 6: Khi thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch H2SO4 loãng có mặt giấy đo độ pH, người ta nhận xét trị số pH như sau:

A.tăng                                                

B.giảm

C.không đổi                                       

D.giảm đến một trị số nào đó rồi tăng.

Câu 7: Trộn V1 ml dung dịch NaOH 1,2M với V2 dung dịch NaOH 1,6M. Để tạo ra dung dịch NaOH 1,5M thì tỉ lệ V1 : V2 sẽ là:

A.1 : 1                                   B.1 : 2

C.1 : 3                                   D.2 : 1

Câu 8: Cho 12 gam Mg tan hết trong 600ml dung dịch H2SO4 1M.

Sau khi kết thúc phản ứng thì (Mg = 24)

A.Mg còn.                                          

B.H2SO4 còn

C.H2SO4 còn 0,1 mol                         

D.Mg còn 0,1 mol.

II.Tự luận (6 điểm)

Câu 9 (2 điểm): Viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện, nếu có) theo sơ đồ sau:

\(Al \to A{l_2}{O_3} \to AlC{l_3} \to Al{(OH)_3} \to A{l_2}{O_3} \to Al\)

Câu 10 (2 điểm): Trình bày phương pháp, viết phương trình hóa học để nhận biết các dung dịch AgNO3, NaCl, HCl, FeCl2 được đựng trong các bình riêng biệt không ghi nhãn.

Câu 11 (2 điểm): Cho 18,4 gam hỗn hợp gồm Fe và một kim loại A hóa trị II tác dụng với H2SO4 loãng dư thì được 2,24 lit khí (đktc) và 12,8 gam chất rắn không tan. Hòa tan hoàn toàn phần chất rắn không tan bằng H2SO4 đặc, đun nóng thì được 12,8 gam khí SO2.

Xác định tên của kim loại A.

(Ca = 40, Fe = 56, Mg = 24, Cu = 64, S = 32, O = 16).

Lời giải chi tiết

1.Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

C

B

A

A

C

C

 

2.Lời giải:

I.Trắc nghiệm khách quan (4 điểm: mỗi câu 0,5 điểm)

Câu 1: (A)

Na vo tròn chạy quanh trên bề mặt dung dịch và tan dần.

Câu 2: (B)

Dùng dung dịch NaOH thử với các dung dịch: BaCl2, KNO3, Na2SO4, FeSO4.

Chỉ FeSO4 cho kết tủa Fe(OH)2 màu xanh.

Dùng FeSO4 thử với các dung dịch: BaCl2, KNO3, Na2SO4.

Chỉ BaCl2 cho kết tủa BaSO4 màu trắng.

Dùng BaCl2 thử với các dung dịch: KNO3, Na2SO4.

Chỉ Na2SO4 cho kết tủa BaSO4 màu trắng.

Còn lại là dung dịch KNO3.

Câu 3: (C)

Cu thay thế Ag vào AgNO3.

Câu 4: (B)

Cân bằng phương trình phản ứng.

CuSO4 + 2H2SO4 đặc -> CuSO4 +SO2 + 2H2O

Câu 5: (A)

Hòa tan các chất vào nước. Chất tan được là NaCl.

Hòa tan CaCO3 nhôm vào dung dịch NaOH. Chất tan được là nhôm. Còn lại là CaCO3.

Câu 6: (A)

\(\eqalign{  & 2Na + 2{H_2}O \to 2NaOH + {H_2} \uparrow   \cr  & 2NaOH + {H_2}S{O_4} \to N{a_2}S{O_4} + 2{H_2}O \cr} \)

Do đó nồng độ axit giảm dần và nồng độ bazo tăng dần, nên pH tăng.

Câu 7: (C)

\({{1,2{V_1} + 1,6{V_2}} \over {{V_1} + {V_2}}} = 1,5 \Rightarrow 0,1{V_2} = 0,3{V_1} \Rightarrow {V_1}:{V_2} = 1:3\)

Có thể giải cách khác.

Câu 8: (C)

\(\eqalign{  & Mg + {H_2}S{O_4} \to MgS{O_4} + {H_2}  \cr  & {n_{Mg}} = 0,5mol \Rightarrow {n_{{H_2}S{O_4}}} \cr} \) 

phản ứng với Mg = 0,5mol

\({n_{{H_2}S{O_4}}}\)  còn = 0,6 – 0,5 = 0,1 mol.

II.Tự luận (6 điểm)

Câu 9:

\(\eqalign{  & 4Al + 3{O_2} \to 2A{l_2}{O_3}({t^0})  \cr  & A{l_2}{O_3} + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2}O  \cr  & AlC{l_3} + 3NaOH \to Al{(OH)_3} + 3NaCl  \cr  & 2Al{(OH)_3} \to A{l_2}{O_3} + 3{H_2}O({t^0})  \cr  & 2A{l_2}{O_3} \to 4Al + 3{O_2}(dpnc) \cr} \)

Câu 10:

Phương pháp (1,5 điểm): trích mẫu thử, nói rõ hiện tượng.

Dùng quỳ tím nhận ra dung dịch HCl.

Dùng HCl thử với các dung dịch: AgNO3, NaCl, FeCl2.

Chỉ AgNO3 cho kết tủa AgCl màu trắng.

Chỉ FeCl2 cho kết tủa với các dung dịch: NaCl, FeCl2.

Chỉ FeCl2 cho kết tủa Fe(OH)2 màu xanh.

Còn lại là dung dịch NaCl.

Phương trình hóa học (0,5 điểm):

\(\eqalign{  & HCl + AgN{O_3} \to AgCl + HN{O_3}  \cr  & 2NaOH + FeC{l_2} \to Fe{(OH)_2} + 2NaCl. \cr} \)

*Có thể giải cách khác.

Câu 11:

\(\eqalign{  & Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2} \uparrow   \cr  & M + 2{H_2}S{O_4}dac \to MS{O_4} + S{O_2} + 2{H_2}O  \cr  & {n_{{H_2} \uparrow }} = {n_{Fe}} = 0,1mol \Rightarrow {m_{Fe}} = 5,6gam. \cr} \)

=>mA = 18,4 – 5,6 = 12,8 = khối lượng chất rắn không tan.

Có nghĩa A không tác dụng với H2SO4 loãng.

\({n_{S{O_2}}} = {{12,8} \over {64}} = 0,2mol \Rightarrow A = {{12,8} \over {0,2}} = 64(Cu)\)

Có thể giải cách khác.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close