Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 7 – Đề số 1 – Vật lý 11Đáp án và lời giải chi tiết Đề thi kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Chương 7 – Đề số 1 – Vật lý 11 Đề bài PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm, mỗi câu 0,3 điểm) Câu 1: Tia tới vuông góc với mặt bên của lăng kính thủy tinh có chiết suất n = 1,5 góc chiết quang A, tia ló hợp với tia tới góc D = 300. Góc chiết quang A của lăng kính là: A. A = 38,60. B. A = 26,40. C. A = 660. D. A = 240. Câu 2: Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất \(n\, = \,\sqrt 2 \) và góc chiết quang A = 300. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là: A. D = 50. B. D = 130. C. D = 150. D. D = 220. Câu 3: Đặt vật AB = 2 cm trước thấu kính phân kì có tiêu cự f = -12 cm, cách thấu kính một khoảng d = 12cm thì ta thu được A. Ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn. B. Ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn. C. Ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 cm. D. Ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 cm. Câu 4: Trên vành kính lúp có ghi kí hiệu x5. Người quan sát có mắt tốt, có điểm cực cận cách mắt 20 cm. Số bội giác trong cách ngắm chừng ở vô cực của kính lúp là: A. \({G_\infty }\, = \,5.\) B. \({G_\infty }\, = \,8.\) C. \({G_\infty }\, = \,4.\) D. \({G_\infty }\, = \,6.\) Câu 5: Vật AB = 2 cm nằm trước thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16 cm cho ảnh A’B’ cao 8cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là A. 8 cm. B. 16 cm. C. 64 cm. D. 72 cm. Câu 6: Một vật đặt cách thấu kính hội tụ 12 cm cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Tính tiêu cự của thấu kính. A. f = 9 cm. B. f = 18 cm. C. f = 36 cm. D. f = 24 cm. Câu 7: Một người viễn thị nhìn rõ được vật gần nhất cách mắt 40 cm. Nếu người ấy đeo kính có độ tụ +1 dp thì sẽ nhìn thấy vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? A. 25 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 28,6 cm. Câu 8: Đặt một vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 15 cm. Thấu kính cho một ảnh ảo lớn gấp 2 lần vật. Tiêu cự của thấu kính đó là: A. -30 cm. B. -20 cm. C. 10 cm. D. 30 cm. Câu 9: Chọn phát biểu đúng. Khi đặt vật ở vị trí cực cận thì A. thể thủy tinh có độ tụ nhỏ nhất. B. góc trông vật đạt giá trị cực tiểu. C. khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể tới màng lưới là ngắn nhất. D. thể thủy tinh có độ tụ lớn nhất. Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực? A. Mắt tốt không điều tiết. B. Mắt cận không điều tiết. C. Mắt viễn không điều tiết. D. Mắt tốt điều tiết tối đa. Câu 11: Điều nào sau đây đúng khi nói về kính sửa tật cận thị ? A. Đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa như người mắt tốt. B. Đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa như người mắt tốt. C. Đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần như người mắt tốt. D. Đeo kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần như người mắt tốt. Câu 12: Trên vành kính lúp có ghi kí hiệu x2,5. Tiêu cự của kính lúp bằng: A. 2,5 cm. B. 4 cm. C. 10 cm. D. 0,4 cm. Câu 13: Mắt bị tật viễn thị thì A. có tiêu điểm ảnh F’ ở nước màng lưới. B. nhìn vật ở xa phải điều tiết. C. đeo kính hội tụ hoặc kính phân kì thích hợp để nhìn rõ các vật ở xa. D. có điểm cực viễn ở vô cực. Câu 14: Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là f1 và f2. Điều nào sau đây là sai khi nói về trường hợp ngắm chừng ở vô cực của kính? A. Vật ở vô cực qua kính cho ảnh ở vô cực. B. Số bội giác \(G\, = \,\dfrac{{{f_1}}}{{{f_2}}}.\) C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là \(a\, = \,{f_1}\, + \,{f_2}.\) D. Khi quan sát, mắt bình thường đặt sát sau thị kính phải điều tiết tối đa. Câu 15: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt để có thể nhìn vật ở vô cực mà không cần phải điều tiết. A. 0,5 dp. B. -2 dp. C. -0,5 dp. D. 2 dp. Câu 16: Gọi d’, f, k, l lần lượt là vị trí ảnh, tiêu cự, số phóng đại ảnh của vật qua kính lúp và khoảng cách từ mắt tới kính lúp. Tìm phát biểu sai về số bội giác của kính lúp: A. Trong trường hợp tổng quát ta có \(G\, = \,\dfrac{{k.O{C_C}}}{{1 - d'}}.\) B. Khi ngắm chừng ở cực cận thì \({G_c}\, = \,k.\) C. Khi ngắm chừng ở vô cực thì \({G_\infty }\, = \,\dfrac{{O{C_C}}}{f}.\) D. Khi ngắm chừng ở cực viễn thì \({G_V}\, = \,\dfrac{{O{C_C}}}{{O{C_V}}}.\) Câu 17: Vật kính và thị kính của một kính thiên văn cách nhau 104 cm. Một người quan sát đặt mắt sau thị kính quan sát một vật ở trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực. Tiêu cự của vật kính là 1 m. Số bội giác của kính bằng: A. 25. B. 20. C. 10,4. D. 15. Câu 18: Mắt được đặt sau kính lúp có tiêu cự f một khoảng l. Để số bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào vị trí của vật (không phụ thuộc vào cách ngắm chừng) thì l bằng A. khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt (l = Đ). B. khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực viễn (l = OCV). C. tiêu cự của kính (l = f). D. 20 cm. Câu 19: Một người cận thị không đeo kính nhìn rõ vật từ khoảng cách \({d_1}\, = \,\dfrac{1}{6}m;\) Khi dùng kính, người này nhìn rõ vật từ khoảng cách \({d_2}\, = \,\dfrac{1}{4}m.\) Kính của người đó đeo có độ tụ bằng bao nhiêu? A. 3 dp. B. -3 dp. C. 2 dp. D. -2 dp. Câu 20: Chọn câu đúng khi nói về sự điều tiết của mắt. A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách giữa thể thủy tinh và màng lưới để ảnh hiện rõ trên màng lưới. B. Sự điều tiết của mắt là để mắt mở to hơn, nhiều ánh sáng vào mắt hơn, để nhìn rõ vật hơn. C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ tụ của thể thủy tinh, để nhìn vật ở những khoảng cách khác nhau đều cho ảnh rõ nét trên màng lưới. D. Sự điều tiết của mắt là để nhìn các vật ở xa. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 21 (3 điểm): Một người có khoảng cực cận OCC = 15 cm và điểm cực viễn ở vô cực. Người này quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có tiêu cự 5 cm. Mắt đặt cách kính 10 cm. a) Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính. b) Tính số bội giác của kính trong trường hợp người này ngắm chừng ở vô cực. Câu 22 (1 điểm): Vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’ cách vật 20 cm. Xác định vị trí vật và ảnh. Cho tiêu cự của thấu kính là f = 15 cm. Lời giải chi tiết PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: A. Từ giả thiết suy ra \(i = r = 0\) nên \(r' = A,\,D = i + i' - A\) nên \(i' = A + {30^0},\) từ công thức thấu kính ta có \(\sin (A + {30^0}) = n\sin A\) giải phương trình suy ra A = 38,60. Câu 2: C. Từ giả thiết suy ra \(i = r = 0,\)\(\,r' = A = {30^0},\,sini' = nsinr'\) suy ra \(i' = {45^0}.\) Góc lệch \(D = i + i' - A = {15^0}.\) Câu 3: C. Áp dụng công thức thấu kính ta có số phóng đại ảnh \(k\, = \,\dfrac{f}{{f - d}} = \dfrac{1}{2}.\) Vậy ảnh là ảnh ảo bằng nửa vật. Câu 4: A. Câu 5: C. Số phóng đại ảnh \(k\, = \,\dfrac{{ - d'}}{d} = \pm 6\) suy ra \(d' = \pm \,4d = \pm \,64cm.\) Vậy ảnh cách thấu kính 64 cm. Câu 6: B. Ảnh là ảnh ảo nên \(k\, = \,\dfrac{f}{{f - d}} = 3\) suy ra f = 18 cm. Câu 7: D. Tiêu cự của thấu kính \(f = \dfrac{1}{D} = 100\,cm.\) Gọi d là khoảng cách từ điểm cực cận đến mắt khi đeo kính, suy ra \(d' = - 40\,cm;\)\(\,d\, = \,d'\dfrac{f}{{d' - f}} = 28,6\,cm.\) Câu 8: D. Ảnh ảo cao gấp 2 lần vật \(k\, = \,\dfrac{f}{{f - d}} = 2\) suy ra f = 30cm. Câu 9: D. Câu 10: D. Câu 11: A. Câu 12: C. Tiêu cự \(f = \dfrac{0,25}{2,5} = 10\,cm\) Câu 13: A. Câu 14: D. Câu 15: B. Tiêu cự của kính cần đeo \(f = - O{C_V} = - 0,5m,\) độ tụ của kính \(D = \dfrac{1}{f} = - 2\,dp.\) Câu 16: D. Câu 17: A. Khi ngắm chừng ở vô cực ta có \(L\, = \,{f_1} + {f_2} = 104,\) suy ra f2 = 4 cm. Số bội giác của kính \({G_\infty } = \dfrac{{{f_1}}}{{{f_2}}} = 25.\) Câu 18: C. Câu 19: D. Từ giả thiết suy ra: \(d = \dfrac{1}{4}m,\,d' = - \dfrac{1}{6}m.\) Tiêu cự kính cần đeo \(f = \dfrac{{dd'}}{{d + d'}} = - 0,5\,m\) Độ tụ \(D\, = \,\dfrac{1}{f} = - 2\,dp.\) Câu 20: C. PHẦN TỰ LUẬN Câu 21: a) Gọi OCC’ và OCV, là khoảng đặt vật ta có khi vật ở OCC’ ảnh cách mắt 15 cm, \(d’ = 0\). Vật ở OCV ảnh ở vô cực \(d' = \infty \), nên \(d = f = 5 cm\). Suy ra \(O{C_V} = 5 + 15 = 20\,cm.\) Vậy phải đặt vật trong khoảng từ 15 cm đến 20 cm trước mắt. b) Số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực \({G_\infty } = {Đ \over f} = 3.\) Câu 22: Theo bài ra, ta có: \(\dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}} = \dfrac{1}{{15}},\,\left| {d + d'} \right| = 20.\) Giải hệ phương trình trên ta tính được \(d\, = \,10\,cm,\,d'\, = \, - 30\,cm.\) HocTot.Nam.Name.Vn |