Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 14 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 14 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1. Ý nào sau đây lí giải không đúng nguyên nhân Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?

A. Những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.

B. Được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).

C. Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ và còn sử dụng đến ngày nay.

D. Ảnh hưởng sâu rộng tới các nước Đông Nam Á.

Câu 2. Tại sao nói từ sau thế kỉ VI Ấn Độ luôn trong tình trạng bị phân tán và chia rẽ?

A. Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.

B. Lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn, chia thành nhiều vùng để dễ quản lí.

C. Ấn Độ thường xuyên mất mùa, đói kém, dân phải phiêu tán.

D. Các nước xâm lược Ấn Độ chia nhau khu vực kiểm soát.

Câu 3. Điểm giống nhau giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn là gì?

A. Đều thi hành các chính sách tiến bộ.

B. Đều theo đạo Hồi.

C. Đều là các vương triều ngoại tộc.

D. Đều được nhân dân Ấn Độ ủng hộ.

Câu 4. Điểm độc đáo của kiến trúc Ấn Độ là gì?

A. Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc.

B. Kiến trúc mang nét đặc trưng riêng của Phật giáo.

C. Kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo: Kiến trúc Nho giáo và kiến trúc Hin-đu.

D. Kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo: Kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo.

Câu 5: Quốc gia hay khu vực nào chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Ấn Độ thời phong kiến?

A. Trung Quốc.

B. Các nước Đông Nam Á.

C. Mông Cổ.

D. Thổ Nhĩ Kì.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

 

Câu 6. Ấn Độ thời phong kiến đã đạt những thành tựu gì về văn hoá?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHN TRẮC NGHIỆM

1.A

2.A

3.C

4.D

5.B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang17, suy luận, loại trừ.

Cách giải:

Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại vì các lí do sau đây:

- Ấn Độ được hình thành sớm (khoảng thiên niên kỉ III TCN).

- Nền văn hóa phát triển cao, rực rỡ; trong đó, một số thành tựu còn sử dụng đến ngày nay.

- Ảnh hưởng sâu rộng tới quá trình phát triển và văn hóa các nước Đông Nam Á.

=> Loại trừ đáp án những thành tựu văn hóa được các nước phương Tây áp dụng rộng rãi.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

Dựa vào tình hình Ấn Độ từ sau thế kỉ VI:

-  Sau thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta, đến thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI).

- Đầu thế kỉ XVI, người Mông cổ đã tấn công Ấn Độ, lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên Vương triều Ấn Độ Mô-gôn.

- Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ. Từ đó, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.

=> Như vậy, từ sau thế kỉ VI, Ấn Độ luôn trong tình trạng bị phân tán và chia rẽ bởi luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Dựa vào sự hình thành của các vương triều, các chính sách mà hai triều đại này đã thi hành:

- Sự hình thành:

+ Vương triều Hồi giáo Đê-li do người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên.

+ Vương triều Mô-gôn do người Mông cổ lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên.

=> Điểm chung đều là vương triều ngoại tộc (tức do người nước ngoài xâm chiếm)

-  Chính sách cai trị:

+ Vương triều Hồi giáo Đê-li theo đạo Hồi: Chiếm ruộng đất, cấm đoán đạo Hin-đu => Mâu thuẫn dân tộc căng thẳng.

+ Vương triều Mô-gôn theo đạo Phật: Xoá bỏ kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá.

=> Chính sách thi hành khác nhau: về tôn giáo, sự ủng hộ của nhân dân.

Chọn đáp án: C

Câu 4.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá

Cách giải:

- Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo:

+  Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu.

+  Kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.

=> Như vậy, điểm độc đáo của kiến trúc Ấn Độ là kiến trúc chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo: Kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Đông Nam Á là khu vực chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa truyền thống Ấn Độ:

- Tôn giáo: Nhiều cư dân theo đạo Phật, đạo Hin-đu, tiêu biểu như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, …

- Chữ viết: Trên cơ sở chữ Phạn, người dân tộc Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như chữ Khmer cổ, chữ Chăm cổ, …

- Kiến trúc: Ảnh hưởng của kiến trúc Hin-đu giáo, Hồi giáo, …

- Văn học, nghệ thuật: Cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ.

- Về kiến trúc, văn học, âm nhạc, ... cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn Độ

Chọn đáp án: B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6.

Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người và là nguồn gốc chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Chữ viết: Chữ Phạn có từ rất sớm, trở thành ngôn ngữ văn tự để sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh.

- Tôn giáo: đạo Hin-đu: là tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ.

- Văn học: nền văn học Hin-đu với các tác phẩm nổi tiếng như Ma-ha-bha-ra-ta. Ra-ma-ya-na, vở kịch Sơ-kun-tơ-la.

- Kiến trúc: tháp Hin-du có nhiều tầng và đỉnh tháp nhọn, kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close