Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương 3 - Vật lí 7Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương 3 - Vật lí 7 Đề bài Câu 1. Khi chạm một đầu bút thử điện vào một trong hai lỗ của ổ lấy điện, đèn của bút thử điện chỉ sáng khi tay ta chạm vào núm kim loại ở đâu kia của bút. Điều này chứng tỏ cơ thể người là: A.vật nhiễm điện. B. vật liệu dẫn điện. C. vật cách điện. D. vật có khả năng tích điện. Câu 2. Chọn câu đúng: A. Chiếu dòng điện được quy ước là chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện. B. Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực có dánh đấu + qua vật dẫn tới cực có đánh dấu - của của viên pin. C. Chiều dòng điện được quy ước là chiều từ cực có sơn màu đỏ qua vật dẫn tới cực có sơn màu đen của bình acquy. D. Các câu A, B, C đều đúng. Câu 3. Sự phát sáng khi có dòng diện đi qua được dùng để chế tạo các thiết bị nào sau đây: A. Ấm đun nước. B. Bàn là. C. Rađiô. D. Đèn ống. Câu 4. Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép thì phải: A. ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch. B. nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian. C. ngâm cuộn dây troog dung dịch muối kẽm, rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch nàv. D. nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kèm và cho dòng điện chạy qua dung dịch. Câu 5. Mối liên hệ giữa số chỉ của ampe kế với độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới dây là sai? A. Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ. B. Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn. C. Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi. D. Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau. Câu 6. Phát biểu nào dưới đây là sai? A. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng hút các vật bằng sắt thép. B. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có khả năng làm quay kim nam châm. C. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt có khả năng hút mọi vật bằng sắt, thép và làm quay kim nam châm. D. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt khi có dòng điện chạy qua có tác dụng (vai trò) như một nam châm. Câu 7. Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A. Nếu cho dòng điện có cường độ dưới đây chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sáng mạnh nhất? A. 0,7 A C. 0,45A. B. 0,60A. D. 0,48A. Câu 8. Chọn kết luận sai trong các kết luận dưới dây? A. Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng sinh lí càng yếu. B. Dòng điện càng mạnh thì tác dụng nhiệt của nó càng lớn. C. Cường độ dòng điện càng lớn thì tính chất từ của nam châm điện càng mạnh. D. Trong cùng một khoảng thời gian, cường dộ dòng điện càng lớn thì lượng đồng bám vào thỏi than càne nhiều. Câu 9. Chọn câu trả lời sai. Vôn kế là dụng cụ để đo: A. hiệu điện thế giữa hai cực nguồn điện. B. hiệu điện thế giữa hai đầu bóna đèn. C. hiệu điện thế giữa hai điểm của một đoạn mạch. D. hiệu điện thế của cực dương nguồn điện hay của một điểm nào đó trên mạch điện. Câu 10. Chọn câu trả lời sai. Trong mạch điện như hình 25, khi nối A, B bằng một dây dẫn thì: A. ampe kế có thể bị cháy. B. nguồn điện có thể bị hư hại. C. dây tóc bóng đèn đứt. D. dây dẫn sẽ nóng lên. Lời giải chi tiết
HocTot.Nam.Name.Vncom
|