Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương II - Phần 2 - Lịch sử 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương 2 - Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV - Lịch sử 10

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Tôn giáo nào dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến trong thời kì từ thế kỉ X đến XV?

A. Nho giáo.            B. Phật giáo.

C. Đạo giáo.            D. Thiên chúa giáo.

Câu 2. Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn dưới triều đại nào?

A. Lý.                                 B. Trần.

C. Hồ.                                 D. Lê sơ

Câu 3. Bộ sử chính thống đầu tiên của nhà nước Đại Việt được biên soạn là

A. Lam sơn thực lục.

B. Đại Nam thực lục.

C. Đại Việt sử kí.

D. Đại Việt sử kí toàn thư.

Câu 4. Đặc điểm quan trọng nhất của văn học Đại Việt ở đầu thời kì từ thế kỉ X đến XV là gì?

A. mang nặng tư tưởng Nho giáo.

B. mang nặng tư tưởng Phật giáo.

C. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ phương Tây.

D. diễn ra quá trình hiện đại hóa văn học.

Câu 5. Ý nào phản ánh đúng vai trò quan trọng của giáo dục Đại Việt trong thế kỉ XI đến thế kỉ XV?

A. khoa cử chưa trở thành nguồn đào tạo quan lại chính thống.

B. giáo dục ngày càng được tôn vinh và phát triển mạnh mẽ.

C. cứ ba năm tổ chức một kì thi hội để chọn tiến sĩ.

D. trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước.

Câu 6. Vua Lê Thánh Tông quyết định cho dựng bia Tiến sĩ không mang lại tác dụng nào sau đây?

A. Ghi danh những người tài giỏi đỗ đạt.

B. Khuyến khích hoạt động học tập.

C. Cổ vũ nhân dân tham gia thi cử.

D. Góp phần phát triển văn học.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ XI - XV?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. A

2. D

3. C

4. B

5. D

6. D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 101.

Cách giải:

Từ thế kỉ X đến XV, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến thống trị.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 101.

Cách giải:

Thời Lê sơ, Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn, duy trì cho đến cuối thế kỉ XIX.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 105.

Cách giải:

Thời Trần, bộ Đại việt sử kí của Lê Văn Hưu là bộ sử chính thống của nhà nước được biên soạn. Ở các thế kỉ sau, nhiều bộ sử khác như: Lam sơn thực lực, Đại Việt sử kí toàn thư, …được soạn thảo.

Chọn: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 103, suy luận.

Cách giải:

Văn học Đại Việt ở giai đoạn đầu mang nặng tư tưởng Phật giáo. Xuất phát từ lí do thời kì này Phật giáo vẫn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và phổ biến, chính sách ưu ái Phật giáo của nhà nước.  

Chọn: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 103, suy luận.

Cách giải:

Từ thế kỉ XI đến XV, giáo dục Đại Việt từng bước được hoàn thiện và phát triển, trở thành nguồn đào tạo quan chức và người tài cho đất nước, nâng cao dân trí.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Năm 1484, nhà nước thời Lê đã quyết định dựng bia, ghi tên Tiến sĩ. Sự kiện nào mang lại ý nghĩa:

- Ghi danh những người có trí thức tài giỏi đỗ đạt trong các kì thi.

- Cổ vũ, khuyến khích hoạt động học tập, thi cử trong nhân dân.

=> Đáp án D: là ý nghĩa của cả nền giáo dục dân tộc từ thế kỉ X đến XV nói chung.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 105.

Cách giải:

* Bảng thống kê các thành tựu văn học, nghệ thuật ở các thế kỉ XI - XV:

Lĩnh vực

Thành tựu

Văn học

- Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo.

- Hàng loạt bài thơ, hịch, phú nổi tiếng như “Nam quốc Sơn Hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bạch Đằng giang phú”, “Bình Ngô đại cáo”,...

- Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển, với các tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn,… có nội dung ca ngợi đất nước.

- Văn học dân gian tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu.

Nghệ thuật

- Nhiều công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi: chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, chương Quy Điền,...

- Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hồ được xây dựng và trở thành điển hình nghệ thuật xây thành ở nước ta.

- Ở phía Nam, có nhiều đền tháp Chăm mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.

- Nhiều tác phẩm điêu khắc mang hoa văn, họa tiết độc đáo.

- Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng ra đời và ngày càng phát triển.

- Âm nhạc phát triển có nhiều nhạc cụ như cơm sáo, tiêu, đàn cầm, cồng chiêng,...

- Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa.

HocTot.Nam.Name.Vn

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close