Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 1 - Chương 3 - Đại số 9Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Bài 1 - Chương 3 - Đại số 9
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề bài Bài 1: Cho hai phương trình : \(x + y = 2\) và \(x - 2y = - 1.\) Tìm một cặp số ( x; y) là nghiệm chung của hai phương trình. Bài 2: Xác định hệ số góc và tung độ gốc của đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình \(3x -2y = 6.\) Bài 3: Tìm m để cặp số \(( 1; 2)\) là nghiệm của phương trình : \(2x + my = m + 1.\) Viết công thức nghiệm tổng quát của phương trình với m vừa tìm được. LG bài 1 Phương pháp giải: Nghiệm chung \(( x ; y)\) của hai phương trình chính là tọa độ giao điểm ( nếu có) của hai đường thẳng \(x + y = 2\) và \(x – 2y = − 1.\) Viết phương trình tung độ giao điểm của hai đường thẳng, giải ra ta tìm được x từ đó suy ra y Lời giải chi tiết: Bài 1: Nghiệm chung \(( x ; y)\) của hai phương trình chính là tọa độ giao điểm ( nếu có) của hai đường thẳng \(x + y = 2\) và \(x – 2y = − 1.\) Viết lại : \(x = 2 – y\) và \(x = 2y – 1.\) Phương trình tung độ giao điểm của hai đường thẳng : \( 2 – y = 2y – 1 \Leftrightarrow y = 1\) Từ đó tìm được \(x = 1.\) Vậy nghiệm chung là cặp số \(( 1; 1).\) LG bài 2 Phương pháp giải: Viết lại phương trình về dạng y=ax+b từ đó ta có: +Hệ số góc là a +Tung độ gốc là b Lời giải chi tiết: Bài 2: Viết lại : \(y = {3 \over 2}x - 3\) Ta có hệ góc a = \({3 \over 2}\); tung độ gốc \(b = −3.\) LG bài 3 Phương pháp giải: Thay tọa độ điểm (1;2) vào phương trình ban đầu ta tìm được m Thay m vào phương trình ban đầu rồi rút y theo x ta được công thức nghiệm tổng quát Lời giải chi tiết: Bài 3: Cặp số \(( 1; 2)\) là nghiệm của phương trình, nên ta có : \( 2.1 + 2m = m + 1 \Leftrightarrow m = −1.\) Vậy, ta có : \(2x - y = 0 \Leftrightarrow y = 2x\) Công thức nghiệm tổng quát : \((x;2x)\) HocTot.Nam.Name.Vn
|