Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương III - Phần 3 - Lịch sử 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 3 - Chương 3 - Phong trào công nhân (Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) - Lịch sử 10 Đề bài Câu 1. Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo Tia lửa nhằm mục đích gì? A. Truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. B. Tập hợp quần chúng nhân đấu tranh chống lại Nga hoàng. C. Gây dựng thanh thế cho Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga. D. Giành ưu thế cho pháp Bônsêvích. Câu 2. Tình hình chính trị nước Nga những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX có đặc điểm gì nổi bật? A. Nga giành thắng lợi trong chiến tranh Nga - Nhật. B. Chính quyền thi hành nhiều chính sách tiến bộ. C. Mâu thuẫn giai cấp nông dân với địa chủ gay gắt. D. Duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến. Câu 3. Tổ chức nào do Lê -nin thành lập năm 1895 được coi là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng? A. Liên hiệp giải phóng nhân dân Nga. B. Hội đấu tranh giải phóng nhân dân Nga. C. Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. D. Hội đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Câu 4. Năm 1903, Đại hội Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập không bàn về nội dung nào sau đây? A. Đa số đại biểu tán thành đường lối của Lê-nin. B. Bàn về cương lĩnh của Đảng. C. Bàn về điều lệ Đảng. D. Thông qua Ban chấp hành trung ương Đảng. Câu 5. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là A. phong trào bãi công, biểu tình của quần chúng cuối năm 1904. B. quân đội và cảnh sát của Nga hoàng gây vụ thảm sát “Ngày chủ nhật đẫm máu”. C. nước Nga thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). D. công nhân Xanh Pêtécbua biểu tình thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống. Câu 6. Một trong những ý nghĩa quốc tế của phong trào cách mạng 1905 - 1907 là gì? A. Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng. B. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân Nga. C. Cổ vũ phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc. D. Thức tỉnh nhân dân đấu tranh vào đầu thế kỉ XX. Câu 7: Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập ở đâu? Vào thời gian nào? A. Thành lập ở Pari, năm 1836. B. Thành lập ở London, năm 1847. C. Thành lập ở Pari, năm 1847. D. Thành lập ở Viên, năm 1836. Câu 8: Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” đổi tên thành “Đồng minh những người cộng sản” vào thời gian nào? A. Tháng 4-1847. B. Tháng 5-1847. C. Tháng 6-1847. D. Tháng 7-1847. Câu 9: “Đồng minh những người cộng sản” ra đời nhằm mục đích gì? A. “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”. B. “Đoàn kết giai cấp vô sản và những người cộng sản các nước”. C. “Đoàn kết giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa”. D. “Đoàn kết những người cộng sản tất cả các nước”. Câu 10: Hãy điền chữ Đ vào ô ☐ trước câu đúng hoặc chữ S vào ô ☐ trước câu sai. ☐ Mác đỗ tiến sĩ năm 23 tuổi. ☐ Ăng-ghen chuyển sang sống ở Anh năm 1842. ☐ Biên niên Pháp - Đức là tác phẩm lịch sử nổi tiếng của Mác. ☐ Mác và Ăng-ghen liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa khi sống và hoạt động tại Pháp. ☐ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản kết thúc bằng Lời kêu gọi nhân dân các nước đoàn kết lại. ☐ Mục đích của tổ chức Đồng minh những người cộng sản là "... lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ... ☐ "Sự khốn cùng của triết học" do Ăng-ghen hoàn thành năm 1847. ☐ "Tư bản" là bộ sách nổi tiếng của Mác và Ăng-ghen. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: Sgk trang 201. Cách giải: Năm 1900, Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 201. Cách giải: Nước Nga cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX có những đặc điểm nổi bật về chính trị như sau: - Duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, chế độ Nga hoàng kìm hãm sự phát triển sản xuất, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, hầu hết các giai cấp bất mãn... - Đời sống nhân dân, nhân dân lao động cực khổ. - Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 – 1905) làm mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc dẫn đến bùng nổ Cách mạng. Chọn: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 200. Cách giải: Mùa thu năm 1895, Lênin thống nhất các nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân - mầm mống của Đảng Mác-xit. Chọn: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 201, suy luận. Cách giải: Năm 1903, đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Tại Đại hội đa số đại biểu (Phái Bôn-sê-vich) tán thành đường lối Cách mạng của Lênin, còn thiểu số (phái Men-se-vích) theo khuynh hướng cơ hội chống lại Lênin. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: sgk trang 202, suy luận. Cách giải: Sau khi quân đội và cảnh sát của Nga hoàng gây vụ thảm sát “Ngày chủ nhật đẫm máu”, lòng tin của nhân dân Nga vào Nga hoàng đã bị tiêu tan. Công nhân thủ đô bắt đầu dựng chiến lũy, chuẩn bị chiến đấu. => Làm sóng bãi công phản đối bùng lên cả nước. Chỉ trong tháng 1-1905, số người bãi công lên tới 44 vạn, nhiều hơn cả số người bãi công của 10 năm trước đó cộng lại. (Phong trào cách mạng 1905 – 1907 bùng nổ). => Quân đội và cảnh sát của Nga hoàng gây vụ thảm sát “Ngày chủ nhật đẫm máu” là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng 1905 – 1907. Chọn: B Câu 6. Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. Cách giải: Ý nghĩa quốc tế của phong trào cách mạng 1905 – 1907 bao gồm: - Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc. - Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh vào đầu thế kỉ XX. Chọn: C Câu 7: Phương pháp: Dựa vào nội dung bài 37 để trả lời. Cách giải: Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” được thành lập ở Pari năm 1836. Chọn: A Câu 8: Phương pháp: Dựa vào sự ra đời của Đồng minh những người cộng sản để trả lời. Cách giải: Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” đổi tên thành” Đồng minh những người cộng sản” vào tháng 6-1847. Chọn: C Câu 9: Phương pháp: Dựa vào mục đích hoạt động của “Đồng minh những người cộng sản” để trả lời. Cách giải: Tổ chức “Đồng minh những người chính nghĩa” ra đời nhằm mục đích “Đoàn kết giai cấp vô sản tất cả các nước”. Chọn: A Câu 10: Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 190 Cách giải: Đ Mác đỗ tiến sĩ năm 23 tuổi. Đ Ăng-ghen chuyển sang sống ở Anh năm 1842. S Biên niên Pháp - Đức là tác phẩm lịch sử nổi tiếng của Mác. S Mác và Ăng-ghen liên hệ với tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa khi sống và hoạt động tại Pháp Đ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản kết thúc bằng Lời kêu gọi nhân dân các nước đoàn kết lại. Đ Mục đích của tổ chức Đồng minh những người cộng sản là "... lật đổ giai cấp tư sản, thiết lập sự thống trị của vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ... S "Sự khốn cùng của triết học" do Ăng-ghen hoàn thành năm 1847. S "Tư bản" là bộ sách nổi tiếng của Mác và Ăng-ghen. HocTot.Nam.Name.Vn
|