Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 20 - Chương 1 - Vật lí 6Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 20 - Chương 1 - Vật lí 6 Đề bài Câu 1. Một bác thợ xây muốn kéo một bao xi-măng lên một mái nhà theo phương thẳng đứng thì bác thợ đó phải sử dụng lực nào trong các lực sau, biết rằng khối lượng của bao xi-măng là 50kg? A. 50 N B. 500 N C. 450 N D. 5 N Câu 2: Máy cơ đơn giản nào sau đây chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng? A. Ròng rọc cố định. B. Ròng rọc di động C. Đòn bẩy. D. Mặt phẳng nghiêng. Câu 3. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về cách sử dụng mặt phẳng nghiêng? A . Dùng mặt phẳng nghiêng có thể làm thay đổi về hướng của lực. B . Dùng mặt phẳng nghiêng có thể làm giảm cường độ lực kéo. C. Mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng càng nhỏ thì lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng càng nhỏ. D. Dùng mặt phẳng nghiêng chỉ có thể làm thay đổi hướng của lực nhưng không làm thay đổi cường độ lực kéo. Câu 4. Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy? A. Cái kéo B. Cái kìm C. Cái cưa D. Cái cắt móng tay. Câu 5. Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng A .ròng rọc cố định. B. mặt phẳng nghiêng. C. đòn bẩy. D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy. Câu 6. Chọn câu đúng: A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực. B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định. C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực. D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực. Câu 7. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động? Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên A. lớn hơn trọng lượng của vật. B. bằng trọng lượng của vật. C. nhỏ hơn trọng lượng của vật. D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo. Câu 8. Công việc nào dưới đây không sử dụng mặt phẳng nghiêng? A . Đẩy xe máy dưới sân lên nhà. B . Đưa thùng hàng lên ôtô. C. Kéo thùng nước từ dưới giếng lên. D. Đẩy một vật nặng từ dưới đất lên nóc nhà. Câu 9. Để đưa các vật liệu xây dựng lên trên các tòa nhà cao tầng người ta dùng A. mặt phẳng nghiêng. B. đòn bẩy và mặt phẳng nghiêng. C. đòn bẩy. D. ròng rọc động và ròng rọc cố định. Câu 10. Giả sử ta dùng một ròng rọc động để nâng một bao gạo có khối lượng 60kg. Ta chỉ cần tác dụng một lực bằng A. 600N B. 100N C. 300N D. 1200N Lời giải chi tiết Câu 1: Chọn B Muốn kéo một bao ximăng lên theo phương thẳng đứng thì bác thợ đó phải sử dụng lực \(F = P = 10m = 500N\) Câu 2: Chọn A Ròng rọc cố định là loại máy cơ đơn giản chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực. Câu 3: Chọn D Dùng mặt phẳng nghiêng không chỉ làm đổi hướng của lực mà còn làm thay đổi cường độ lực kéo. Câu 4. Chọn C Cái cưa là dụng cụ không phải là một ứng dụng của đòn bẩy. Câu 5: Chọn A Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên ta thường dùng ròng rọc cố định. Câu 6. Chọn C Câu đúng: Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực. Câu 7. Chọn C Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trong lượng của vật. Câu 8. Chọn C Kéo thùng nước từ dưới giếng lên là không sử dụng mặt phẳng nghiêng. Câu 9: Chọn D Để đưa các vật liệu xây dựng lên trên các tòa nhà cao tầng người ta dùng ròng rọc động và ròng rọc cố định. Câu 10. Chọn C Dùng một ròng rọc động để nâng một bao gạo có khối lượng 60kg chỉ cần tác dụng một lực: \(F = \dfrac{P}{2} = \dfrac{{10.60}}{2} = 300N\) HocTot.Nam.Name.Vn
|