Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Đề bài

Câu 1: Kích thước tối thiểu của quần thể là   

A. giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường   

B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển   

C. số lượng các cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể   

D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát tirển

Câu 2: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi  

A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.   

B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.   

C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.   

D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau (bầy đàn).

Câu 3: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm   

A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.   

B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.   

C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.   

D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.

Câu 4: Mật độ cá thể của quần thể là   

A. số lượng cá thể trên một đơn vị thể tích của quần thể   

B. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể   

C. khối lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể   

D. số lượng cá thể trên đơn vị diện tích của quần thể

Câu 5: Đặc điểm của nhịp sinh học là   

A. có tính di truyền                             B. một số loại thường biến    

C. không di truyền                              D. biến đổi theo thời gian

Câu 6: Giữa những quần thể trong cùng 1 loài có mối quan hệ :  

A. di cư, nhập cư                    B. hỗ trợ                      C. quần tụ                    D. đối địch

Câu 7: Kích thước của quần thể thay đổi không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?   

A. sức sinh sản    B. mức độ tử vong    C. cá thể nhập cư và xuất cư    D. tuổi sinh học

Câu 8: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là   

A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.   

B. sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.   

C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố cá thể, sức sinh sản, sự tử vong.   

D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.

Câu 9: Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do   

A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm.    B. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng.   

C. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm.    D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong.

Câu 10: Ếch nhái, gấu ngủ đông là nhịp sinh học theo nhịp điệu   

A. mùa.                        B. tuần trăng.                            C. thuỷ triều.                        D. ngày, đêm.

Câu 11: Một quần thể có cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm tuổi   

A. đang sinh sản                                              B. trước sinh sản          

C. trước sinh sản và đang sinh sản                  D. đang sinh sản và sau sinh sản

Câu 12: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và  

A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.                   

B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.   

C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.      

D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.

Câu 13: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không phù hợp? 

A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.  

B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. 

C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. 

D. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.

Câu 14: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:    

(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.     

(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.    

(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.     

(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô. 

Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là    

A. (2) và (4).        B. (2) và (3).           C. (1) và (4).        D. (1) và (3).

Câu 15: Cho biết N0 là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát ban đầu (t0), Nt là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát tiếp theo (t); B là mức sinh sản; D là mức tử vong; I là mức nhập cư và E là mức xuất cư. Kích thước của quần thể sinh vật ở thời điểm t có thể được mô tả bằng công thức tổng quát nào sau đây?

A. Nt = N0 + B – D – I + E.                          B. Nt = N0 – B + D + I – E.

C. Nt = N0 + B – D + I – E.                           D. Nt = N0 + B – D – I – E.

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
B D A B A
6 7 8 9 10
A D A D A
11 12 13 14 15
C C D A C

HocTot.Nam.Name.Vn

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close