Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 11 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 11 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Việt Nam Quốc dân Đảng là một tổ chức chính trị theo khuynh hướng nào?

A. Dân chủ tư sản.

B. Cách mạng vô sản.

C. Dân chủ tư sản kiểu mới.

D. Phong kiến.

Câu 2. Nửa cuối năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?

A. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.

B. Đông Dương cộng sản đảng, Tân Việt cách mạng đảng.

C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

D. Đông Dương cộng sản Liên đoàn, An Nam cộng sản đảng.

Câu 3. Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kì bỏ về nước vì lí do nào dưới đây?

A. Do những quan điểm chủ quan, duy ý chí của đoàn đại biểu Bắc Kì.

B. Vì những mâu thuẫn xung đột mang tính cá nhân của những người tham dự.

C. Vì những biến động của cách mạng trong nước.

D. Vì đề nghị thành lập đảng cộng sản của đoàn đại biểu Bắc Kì không được chấp nhận.

Câu 4. Một trong những đặc điểm nổi bật của phong trào công nhân từ năm 1926 đến năm 1927 là gì?

A. Mang tính thống nhất trong toàn quốc.

B. Đều vì mục tiêu kinh tế là chủ yếu.

C. Chủ yếu tập trung ở Bắc Kì và Trung Kì.

D. Công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

Câu 5. Nhân tố nào trong năm 1929 đặt ra yêu cầu cần thành lập một Đảng Cộng sản ở Việt Nam để lãnh đạo nhân dân chống đế quốc và tay sai?

A. Khuynh hướng dân chủ tư sản chiếm ưu thế.

B. Khuynh hướng vô sản đã hoàn toàn thắng thế.

C. Sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ.

D. Hội Việt Nam Cách mang thanh niên bị phân hóa.

Câu 6. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại không xuất phát từ nguyên nhân nào dưới đây?

A. Thực dân Pháp còn mạnh.

B. Lực lượng còn non yếu.

C. Không vừng chắc về tổ chức lãnh đạo.

D. Khuynh hướng vô sản không còn phù hợp.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Lập bảng hệ thống về các tổ chức cách mạng ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX theo gợi ý sau:

Nội dung

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Tân Việt Cách mạng đảng

Việt Nam Quốc dân đảng

Thời gian thành lập

 

 

 

Khuynh hướng cách mạng

 

 

 

Thành phần tham gia

 

 

 

Địa bàn hoạt động

 

 

 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

A

A

D

A

C

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 66.

Cách giải:

Việt Nam Quốc dân đảng do Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính sáng lập, là một đảng chính trị theo xu hướng cách mạng dân chủ tư sản, tiêu biểu cho bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 68

Cách giải:

Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. Tiếp đó, hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kì cũng quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 67-68.

Cách giải:

Tại đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (5-1929), khi kiến nghị thành lập Đảng Cộng Sản không được chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc Kì bèn bỏ đại hội về nước.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 64-65, suy luận.

Cách giải:

Trong năm 1926 - 1927, phong trào công nhân có những điểm nổi bật sau:

- Mang tính thống nhất trong toàn quốc: nhiều phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam.

- Đều mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương -> Trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rệt, tuy chưa được đề khắp.

- Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 67, suy luận.

Cách giải:

Từ cuối năm 1928 – đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc biệ là phong trào công nhân theo khuynh hướng vô sản đã phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, cần phải thành lập một đảng cộng sản để có thể tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập và tự do.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 66, suy luận.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân khách quan: đế quốc Pháp lúc ấy còn mạnh, đủ sức đàn áp một cuộc đấu tranh vũ trang vua đơn độc, vừa non kém như khởi nghĩa Yên Bái.

- Nguyên nhân chủ quan:

- Tổ chức chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo.

- Cuộc khởi nghĩa nổ ra chưa có sự chuẩn bị kĩ, còn bị động.

- Sự lãnh đạo của Đảng còn non kém, thiếu kinh nghiệm.

=> Đáp án D: Việt Nam Quốc dân đảng đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, không phải theo khuynh hướng vô sản.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk trang 67, 68.

Cách giải:

Nội dung

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Tân Việt

Cách mạng đảng

Việt Nam

Quốc dân đảng

Thời gian

thành lập

6 - 1925

1925 - 1928

12 - 1927

Khuynh hướng

cách mạng

Vô sản

Tư sản, vô sản. Cuối cùng xu hướng vô sản chiếm ưu thế.

Tư sản

Thành phần

tham gia

Thanh niên, học sinh, trí thức, tiểu tư sản yêu nước, công nhân, nông dân, nòng cốt là trí thức.

Trí thức trẻ, thanh niên, tiểu tư sản yêu nước.

Sinh viên, học sinh, công chức, tư sản lớp dưới, thân hào, địa chủ, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

Địa bàn

hoạt động

Khắp cả nước, có cơ sở ở cả Xiêm, Trung Quốc.

Chủ yếu ở Trung Kì

Chủ yếu ở Bắc Kì

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close