Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 3 - Vật lí 10

Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương 3 - Vật lí 10

Đề bài

Câu 1. Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là:

A. ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy; hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

B. ba lực đó phải có giá đồng quy và hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

C. ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy; hợp lực của hai lực bằng với lực thứ ba

D. ba lực đó phải có giá đồng phẳng, nhưng không đồng quy

Câu 2. Cánh tay đòn của lực \(\overrightarrow F \) đối với tâm quay O là:

A. khoảng cách từ O đến điểm đặt của lực \(\overrightarrow F \)

B. khoảng cách từ O đến ngọn của véc tơ  lực \(\overrightarrow F \)

C. khoảng cách từ O đến giá của lực \(\overrightarrow F \)

D. khoảng cách từ điểm đặt của lực \(\overrightarrow F \) đến trục quay

Câu 3. Hai người A và B khiêng một thanh dầm có trọng lượng 480N. Trọng tâm của thanh dầm cách vai người A là 1,2m, cách vai người B là 0,6m. Lực mà thanh dầm tác dụng lên vai người A là

A. FA = 60N                   B. FA = 120N

C. FA = 160N                 D. FA = 180N

Câu 4. Một người gánh một thúng gạo nặng 300N và một thúng ngô nặng 200N bằng một đòn gánh. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Hỏi vai người đó chịu một lực bằng bao nhiêu :

A. 100N                         B. 500N

C. 250N                         D. 50N

Câu 5. Chỉ ra phát biểu sai

Momen lực đối với một trục quay

A. là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực

B. có đơn vị là N/m

C. được đo bằng tích của lực đối với cánh tay đòn của nó

D. có giá trị phụ thuộc vào vị trí trục quay

Câu 6. Cho hai lực đồng quy có độ lớn là 3N và 4N. Giá trị của hợp lực không thể là

A. 8 N                         B. 2 N

C. 5 N                         D. 1 N

Câu 7. Chọn phát biểu sai khi nó về trọng tâm của vật

A. một vật rắn xác định chỉ có một trọng tâm

B. trọng tâm là điểm đặt trọng lực tác dụng vào vật

C. vật có dạng hình học đối xứng thì trọng tâm là tâm đối xứng của vật

D. nếu lực tác dụng có phương đi qua trọng tâm thì vật chuyển động tịnh tiến

Câu 8. Cân bằng của một vật không bền khi trọng tâm của nó

A. có vị trí không thay đổi

B. có vị trí cao nhất

C. có vị trí thấp nhất

D. ở gần mặt chân đế

Câu 9. Một thanh chắn đường dài 7,8 m có trọng lượng 2100N và có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang và cách đầu bên trái 1,5 m. Để giữ thanh ấy nằm ngang, phải tác dụng vào đầu bên phải một lực có giá trị bằng bao nhiêu ?

A. 2100N                        B. 100N

C. 780N                          D. 150N

Câu 10. Một thanh AB chịu tác dụng của hai lực song song, cùng chiều đặt vào hai điểm A và B, có độ lớn lần lượt là F1 và F2 (F1 > F2). Điểm đặt của hợp lực:

A. Nằm tại vị trí C trên đường thẳng AB, trong khoảng AB

B. Nằm tại vị trí C trên đường thẳng AB, bên phải điểm B

C. Nằm tại vị trí C trên đường thẳng AB, bên trái điểm A

D. Không xác định được       

Lời giải chi tiết

Đáp án

1. A

2. C

3. C

4. B

5. B

6. A

7. D

8. B

9. B

10. A

Lời giải chi tiết

Câu 1.

Chọn A

Câu 2.

Chọn C

Câu 3.

\(\dfrac{{{F_A}}}{{{F_B}}} = \dfrac{{0,6}}{{1,2}} = \dfrac{1}{2};\,\,{F_A} + {F_B} = 480\,N,\)

Suy ra: \({F_A} = 160\,N\)

Chọn C

Câu 4.

Vai người phải đặt tại vị trí hợp lực: F = F1 + F2 = 500 N

Chọn B

Câu 5.

Chọn B

Câu 6.

Hợp lực không thể là 8 N vì Fhl max = 7N; Fhl min = 1 N

Chọn A

Câu 7.

Chọn D

Câu 8.

Chọn B

Câu 9.

\(F = P.(7,8 - 1,5) = 2100.(1,5 - 1,2)\)

Suy ra: \(F = 100 \,N\)

Chọn B

Câu 10.

Điểm đặt của hợp lực nằm tại vị trí C trên đường thẳng AB và trong khoảng AB.

Chọn A

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close