Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 9 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được tiến hành sau khi A. Pháp hoàn thành bình định toàn bộ Việt Nam. B. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. C. Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam. D. chiến tranh thế giới thứ nhất bủng nổ. Câu 2. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp đã làm gì để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương? A. Tăng cường đầu tư cho thương nghiệp. B. Xây dựng thêm nhiều chợ, hải cảng. C. Đánh thuế nặng hàng hóa nước ngoài vào Đông Dương. D. Tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”. Câu 3. Ngành kinh tế nào được thực dân Pháp đầu tư nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929)? A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Giao thông vận tải. D. Thương nghiệp. Câu 4. Một trong những chính sách về chính trị thực dân Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam là gì? A. Khai hóa văn minh. B. Đồng hóa. C. Chia để trị. D. Ngu dân. Câu 5. Thực dân Pháp xuất bản công khai sách, báo trong quá trình thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai nhằm mục đích gì? A. Tuyên truyền chính sách khai hóa của thực dân. B. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. C. Lấy lòng bộ phận trí thức tiểu tư sản. D. Khuyến khích các hoạt động mê tín, dị đoan. Câu 6. Tại sao ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa ở Đông Dương? A. Cuộc khai thác lần một còn dang dở. B. Nền kinh tế Pháp đang khủng hoảng. C. Bù đắp thiệt hại của chiến tranh. D. Phục vụ lợi ích của bộ phận cầm quyền. Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam? A. Bị ba tầng áp bức, bóc lột. B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân. C. Tăng nhanh về số lượng, chất lượng. D. Là lực lượng động đảo nhất của cách mạng. Câu 8. Những thủ đoạn chính trị, văn hóa, giáo dục Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai nhằm mục đích gì quan trọng nhất? A. Củng cố bộ máy chính quyền thực dân. B. Bóc lột tối đa nguyên, nhiên liệu ở Đông Dương. C. Bù đắp những thiệt hại do cuộc chiến tranh gây ra. D. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Câu 9. Vì sao trong các cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp đều hạn chế phát triển công nghiệp nặng? A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. B. Biến Việt Nam thành thị trường trao đổi hàng hoá với Pháp. C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp. D. Vì Việt Nam không có nguyên liệu phát triển công nghiệp nặng. Câu 10. Tại sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai bộ phận tư sản dân tộc ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến? A. Có quyền lợi gắn liền với đế quốc. B. Bị thực dân Pháp chèn ép. C. Được hưởng nhiều lợi lộc từ đế quốc. D. Phải chịu ba tầng áp bức, bóc lột. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 55. Cách giải: Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Pháp gánh chịu thiệt hại nặng nề. Để bù đắp thiệt hại của chiến tranh, Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929). Chọn: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 56. Cách giải: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), để nắm chặt thị trường Việt Nam và Đông Dương, tư bản bản độc quyền Pháp đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước nhập vào nước ta, chủ yếu là của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam tăng rất nhanh. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 55. Cách giải: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam, bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp (chủ yếu là các đồn điền cao su). Năm 1927, số vốn đầu tư vào nông nghiệp lên tới 400 triệu phrăng, gấp nhiều lần vào thời kì trước chiến tranh. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 57. Cách giải: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kì: Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì với ba chế độ khác nhau; đồng thời còn chia rẽ giữa các dân tộc đa số và thiểu số, giữa các tôn giáo. Chọn: C Câu 5. Phương pháp: sgk trang 57. Cách giải: Trong khai thác thuộc địa lần thứ hai, sách, báo xuất bản công khai được Pháp lợi dụng triệt để vào việc tuyên truyền chính sách “khai hóa” của thực dân và gieo rắc ảo tưởng hòa bình hợp tác với thực dân cướp nước và quan lại bù nhìn bán nước. Chọn: A Câu 6. Phương pháp: sgk trang 55, suy luận. Cách giải: - Sau chiến tranh, Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. - Để bù lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp vừa tăng cường bóc lột nhân trong nước vừa đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Chọn: C Câu 7. Phương pháp: sgk trang 58, suy luận. Cách giải: - Các đáp án A, B, C: đều là đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam. - Đáp án D: là đặc điểm của giai cấp nông dân. Chọn: D Câu 8. Phương pháp: sgk trang 57, suy luận. Cách giải: Mục đích của những thủ đoạn chinh trị, văn hóa, giáo dục Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai: - Để phục vụ cho công cuộc đẩy mạnh khai thác, bóc lột và củng cố bộ máy chính trị của thực dân Pháp ở thuộc địa. - Nô dịch tinh thần quần chúng, biến quần chúng thành những đám đông tự ti, kém hiểu biết, …. truỵ lạc hoá đối với người dân, đặc biệt là thanh niên với mọi thủ đoạn. Chọn: A Câu 9. Phương pháp: sgk trang 56, suy luận Cách giải: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp chủ trọng đến khai mỏ nhưng lại hạn chế phát triển công nghiệp nặng. Bởi Pháp không muốn kinh tế nước ta phát triển, thực lực nước ta mạnh để chống lại Pháp. Chính vì thế, thực hiện chính sách này kinh tế Việt Nam vẫn sẽ lạc hậu và lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp. Chọn: A Câu 10. Phương pháp: sgk trang 58, suy luận. Cách giải: Khác với bộ phận tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng, tư sản dân tộc do có khuynh hướng kinh doanh độc lập, bị thực dân Pháp chèn ép nên ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống đế quốc và phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp. Chọn: B HocTot.Nam.Name.Vn
|