Đề kiểm tra 15 phút chương 6 phần 1 sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 6 phần 1 lịch sử 10 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Sự kiện nào đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu?

A. Đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm.

B. Đế quốc Rô-ma lâm vào tình trạng khủng hoảng.

C. Các thành thị trung đại được hình thành.

D. Cuộc đấu tranh của nô lệ phát triển mạnh mẽ.

Câu 2. Những tầng lớp nào được hình thành ở các vương quốc phong kiến Tây Âu mang trong mình đặc quyền và rất giàu có?

A. quý tộc vũ sĩ, quan lại, thương nhân giàu có.

B. quý tộc vũ sĩ, quý tộc tăng lữ, chủ nô.

C. quan lai, quý tộc tăng lữ, thị dân.

D. quý tộc vũ sĩ, quan lại, quý tộc tăng lữ.

Câu 3. Quyền “miễn trừ” mà nhà vua trao cho lãnh chúa là

A. Nhà vua không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn

B. Quyền không phải đóng thuế của một số lãnh chúa lớn

C. Quyền không phải quỳ lạy mỗi khi yết kiến nhà vua của một số lãnh chúa lớn

D. Quyền miễn đóng góp về mặt quân sự mỗi khi có chiến tranh của một số lãnh chúa

Câu 4. Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa

A. lãnh chúa - nông nô.

B. chủ nô - nô lệ.

C. địa chủ - nông dân.

D. tư bản - công nhân.

Câu 5. Người Giéc-man không thực hiện hành động nào sau đây khi vào lãnh thổ Rô-ma?

A. thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ.

B. thành lập vương quốc Phơ-răng, Ăng-glô Xắc-xông.

C. chiếm ruộng đất của người Rô-ma cũ chia cho nhau.

D. thành lập nên các thành thị trung đại.

Câu 6. Người Giec-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm đế quốc Ro-ma chứng tỏ điều gì?

A. Sự thắng thế của hình thái kinh tế - xã hội thấp hơn.

B. Sự thắng thế của hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

C. Sự thua cuộc của hình thái kinh tế - xã hội cao nhất.

D. Sự thua cuộc của hình thái kinh tế - xã hội thấp nhất.

Câu 7. Biểu hiện nào sau đây không phải đặc trưng của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu thời trung đại?

A. Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập

B. Vua không có quyền can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa lớn

C. Thực chất vua chỉ là một lãnh chúa lớn

D. Vua chỉ là tổng tư lệnh tối cao về quân sự

Câu 8. Nội dung nào sau đây phản ánh tác động của thành thị trung đại đối với văn hóa - giáo dục Tây Âu?

A. mang không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người.

B. hình thành phong trào cải cách giáo dục mạnh mẽ.

C. tạo tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa tự do cá nhân.

D. thành lập được nhiều thương đoàn để trao đổi, buôn bán. 

Câu 9. Đặc điểm của Thị quốc ở Địa Trung Hải là gì?

A. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị là một quốc gia.

B. ở Địa Trung Hải mỗi thành thị có nhiều quốc gia.

C. ở Địa Trung Hải nhiều quốc gia có thành thị.

D. ở Địa Trung Hải có nhiều phụ nữ sống ở thành thị.

Câu 10. Vào khoảng thời gian nào cư dân Đại Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?

A. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN

B. Khoảng thiên niên kỉ II TCN

C. Khoảng thiên niên kỉ I TCN

D. Khoảng thiên niên kỉ III TCN

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 A

 D

 A

 A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 55.

Cách giải:

Từ thế kỉ III, đế quốc Rô-ma suy yếu. Đến thế kỉ V, đế quốc Rô-ma bị người Giecman xâm chiếm. Sự kiện này đánh dấu chế độ chiếm nô kết thúc ở khu vực Địa Trung Hải, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 56.  

Cách giải:

Ở các vương quốc mà người Giéc – man thành lập, quý tộc vũ sĩ, quan lại và quý tộc tăng lữ dần trở thành tầng lớp riêng vừa có đặc quyền lai vừa rất giàu có.

Chọn: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 57.

Cách giải:

Một số lãnh chúa lớn trong xã hội phong kiến Tây Âu đã buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 56, suy luận.  

Cách giải:

Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa và nông nô:

- Lãnh chúa: tầng lớp quý tộc vũ sĩ, quan lại và quý tộc tăng lữ được trao nhiều đặc quyền và rất giàu có.

- Nông nô: nô lệ và nông dân phụ thuộc vào lãnh chúa.

=> Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu hình thành biểu hiện rõ nét nhất ở vương quốc Phrăng.

Chọn: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 57, suy luận.

Cách giải:

- Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã:

+ Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rôma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ăng - glô- Xắc- xông, Phơ - răng, Tây Gốt, Đông Gốt.

+ Chiếm đất của chủ nô được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự.

+ Các thủ lĩnh bộ lạc, các quý tộc thị tộc người Giéc – man tự phong các tước vị (công tước, bá tước, nam tước, …), hình thành tầng lớp quý tộc vũ sĩ.

+ Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân (Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân. Đồng thời, nhà vua cũng phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ).

Đáp án D: thành thị trung đại được thành lập không thuộc hành động của người Giéc-man giai đoạn này mà thành thị xuất hiện từ thế kỉ XI, kết quả của sự phát triển nền kinh tế hàng hóa.

Chọn: D

 

Câu 6.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

- Đế quốc Rô-ma bao gồm vùng lãnh thổ rộng lớn, đã bước qua thời kì mông muội và đang ở thời kì chiếm nô.  Roma đã bắt đầu sáp nhập các tỉnh mới của nó từ thế kỷ thứ III TCN và quá trình này kéo dài suốt bốn thế kỷ trước khi lãnh thổ của nó đạt đến mức cực đỉnh, và theo chiều hướng là một "đế chế" trong khi vẫn cai trị như là một nhà nước cộng hòa.

- Bộ tộc người Giéc-man vẫn đang ở thời kì nguyên thủy – thuộc hình thái kinh tế - xã hội thấp nhất theo quan điểm 5 hình thái của Mác.

=> Từ thế kỉ V người Giéc-man xâm chiếm đế quốc Rô-ma, mở đầu thời kì phong kiến ở châu Âu đã mang trong đó đặc trưng là sự thắng thế của hình thái kinh tế xã hội thấp hơn với hình thái kinh tế - xã hội cao hơn.

Chọn: A

Câu 7.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Đặc điểm của lãnh địa phong kiến minh chứng cho chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu bao gồm:

- Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập (lãnh chúa cai trị lãnh địa như một ông vua, có quân đội, tòa án, luật pháp riêng, chế độ thuế khóa cân đong đo lường riêng).

- Mỗi lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa => Nhà vua thực chất là một lãnh chúa lớn.

=> Vua không phải là tổng tư lệnh tối cao về quân sự vì mỗi lãnh địa đã có quân đội riêng, nhà vua đóng vai trò là lãnh chúa lớn mà thôi.

Chọn: D

Câu 8.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

- Đối với văn hóa – giáo dục, thành thị trung đại còn mang một không khí tự do và phát triển tri thức, thành thị mở các trường đại học để đào tạo tấng lớp tri thức cho thị dân: Đại học O-xphớt (Anh), Xoóc – bơn (Pháp), Bô-lô-nha (I-ta-li-a), …

- Thị dân quan tâm đến các hoạt động văn hóa, tinh thần như sáng tác văn thơm, điêu khắc, kiến trúc,... theo tình thần mới, làm sinh hoạt văn hóa ở thành thị sôi nổi hẳn lên.

- Sự ra đời và phát triển và phát triển của thành thị trung đại đã góp phần thúc đẩy sự phát triển văn minh Tây Âu trung đại, nó đã làm văn minh thời kì này trở nên phong phú, tác động một cách tích cực vào các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục và văn hóa Tây Âu trung đại.

=> Một trong những tác động quan trọng nhất của thành thị trung đại Tây Âu đối với văn hóa – giáo dục thời kì này là: mang không khí tự do, mở mang trí thức đến cho mọi người.

Chọn: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 22, suy luận.

Cách giải:

Phần chủ yếu của một nước ở Địa Trung Hải là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh. Thành thị có phố xá, lâu dài, nhà thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là có bến cảng => Người ta gọi đó là thị quốc (thành thị là quốc gia).

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 20.

Cách giải:

Vào khoảng thiên niên kỉ I TCN, cư dân Địa Trung Hải đã bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt.

Chọn đáp án: C

 

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close