Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 lịch sử 10 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1: Vương triều Gúp-ta do ai sáng lập? Vào thời gian nào?

A. Gúp-ta sáng lập, vào đầu Công nguyên.

B. A-sô-ca sáng lập, vào thế kỉ II.

C. A-cơ-ba sáng lập, vào thế kỷ IV.

D. Bim-bi-sa-ra sáng lập, vào năm 1500 TCN.

Câu 2: Trong bốn thần chủ yếu mà người Ấn Độ giáo tôn thờ, thầu Bra-ma gọi là thần gì?

AThần Bảo hộ.

B. Thần Tàn phá.

C. Thần Sáng tạo thế giới.

D. Thần Sấm sét.

Câu 3: Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của ấn Độ?

A. Tôn giáo - Phật giáo và Hin-đu giáo.

B. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ, tượng Phật.

C. Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn.

D. Công trình kiến trúc Nho – Đạo – Phật.

Câu 4Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài là

A. tôn giáo và chữ viết

B. tôn giáo

C. chữ viết

D. văn hóa

Câu 5: Phật giáo được truyền bá rộng khắp dưới thời vua nào của ấn Độ?

A. Gup-ta                   B. A-cơ-ba

C. Bim-bi-sa-ra              D. A-sô-ca. 

Câu 6: Yếu tố nào sau đây của văn hóa Việt Nam không chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ?

A. Chữ viết.                   B. Giáo dục.

C. Kiến trúc.                  D. Tôn giáo.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Hãy liên hệ và cho biết văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam như thế nào?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

 A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 39.

Cách giải:

Đầu Công nguyên, miền Bắc Ấn Độ đã được Gúp-ta thống nhất lại, bắt đầu thời kì Vương triều Gúp-ta.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 40.

Cách giải:

Trong bốn thần chủ yếu mà người Ấn Độ giáo tôn thờ, thầu Bra-ma gọi là thần Sáng tạo thế giới.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 39, 40, loại trừ.

Cách giải:

Văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển hai tôn giáo chủ đạo là: Phật giáo và Hinđu giáo (Ấn Độ giáo), không phát triển Nho giáo như ở Trung Quốc.

=> Không có các công trình kiến trúc Nho giáo trong văn hóa truyền thống Ấn Độ.

Chọn đáp án: D

Câu 4.

Phương pháp: phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độ ra bên ngoài là tôn giáo và chữ viết, tiêu biểu nhất là khu vực Đông Nam Á:

- Về tôn giáo, hầu như tất cả các nước ĐNA đều chịu ảnh hưởng lớn từ đạo Phật-tôn giáo ra đời ở Ấn Độ từ rất sớm (khoảng 560 - 480 TCN) và được truyền bá vào vùng Đông Nam Á theo dấu chân các nhà tu hành. 
Giáo lý của nhà Phật từ khi ra đời đã gắn con người với cuộc sống hiện hữu, không tôn thờ một vị thần nào cũng không tự coi mình là thần, chỉ chú trọng đến "triết lý nhân sinh quan", do đó phù hợp với suy nghĩ và tín ngưỡng truyền thống của cư dân Đông Nam Á, và lâu dần, do cảm phục mà đạo Phật được người ta tôn thờ. 
Sau này, Phật giáo chia làm 3 phái khác nhau: Tiểu thừa, Đại thừa và Mật tông. Phật giáo ở Đông Nam Á là Phật giáo Tiểu thừa, tức là phái nhìn nhận Phật như lúc đạo Phật mới sinh ra, mẫu mực, tu thành đắc đạo và gần gũi với cuộc sống nhân gian.

Về chữ viết, từ hơn 2000 năm về trước (có những sách mình thấy họ nói là 5000 năm), văn tự cổ Ấn Độ đã ra đời, đó là văn tự Phạn ngữ (chữ Phạn). Chữ Phạn cổ được truyền bá vào Đông Nam Á cũng từ rất sớm, đầu tiên chủ yếu được dùng để viết sách, giảng giải đạo Phật. Người ta đã tìm thấy chữ Phạn cổ trên nhiều công trình kiến trúc từ xa xưa của người Đông Nam Á. Viêt Nam thời cổ có nền văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng rất mạnh của văn hóa Ấn Độ, trong đó có chữ Phạn.

Chọn đáp án: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 39.

Cách giải:

Đạo Phật được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều đại Gúp-ta và Hác-sa, đến thế kỉ VII.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

- Đáp án A: tiếng sankrit đóng vai trò chuyển tải quan trọng của Ấn Độ giáo vào Đông Nam Á.

- Đáp án C: tiêu biểu là Thánh địa Mỹ Sơn.

- Đáp án D: chủ yếu là Phật giáo.

Đáp án B: Việt Nam không chịu ảnh hưởng của nền giáo dục truyền thống Ấn Độ.

Chọn đáp án: B

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: phân tích, liên hệ

Cách giải:

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với Việt Nam:

* Tôn giáo:

- Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).

- Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông.

- Sau này, sang thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào.

- Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh.

- Ở Việt Nam di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.

* Văn học:

- Từ đầu công nguyên, chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập, Tây Âu, ...

- Ở Việt Nam, từ rất lâu đời các tác phẩm sử thi Ấn Độ đã trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn truyền từ đời này sang đời khác như sử thi nổi tiếng Ramayana.

* Nghệ thuật kiến trúc:

- Sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu.

- Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như: Borobudur (Indonesia), Angkor Wat (Campuchia) đặc biệt ở Việt Nam có thánh địa Mỹ Sơn.

- Ngoài ra kiến trúc Ấn Độ cổ xưa còn được phát hiện qua các công trình đổ nát được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau chủ yếu là gạch và đá (các công trình của người Champa).

* Lễ hội - Ẩm thực:

- Các lễ hội đền tháp như: lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close