Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 9 - Đề số 5

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

  • A
    Bút kí
  • B
    Tiểu thuyết
  • C
    Thơ
  • D
    Truyện ngắn
Câu 2 :

Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh là ai?

  • A
    Người mẹ
  • B
    Ông Đốc
  • C
    Nhân vật “tôi”
  • D
    Thầy giáo
Câu 3 :

Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ.

  • A
    Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát
  • B
    Là một chú bé có tình yêu thương vô bến đối với mẹ
  • C
    Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 4 :

Trợ từ là gì?

  • A
    Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc
  • B
    Là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan
  • C
    Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật
  • D
    Là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật
Câu 5 :

Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời của ai?

  • A
    Đôn Ki-hô-tê
  • B
    Xan-chô Pan-xa
  • C
    Xéc-van-téc
  • D
    Các nhân vật khác
Câu 6 :

Vì sao Xan-chô Pan-xa lại khuyên Đôn Ki-hô-tê không nên đánh nhau với cối xay gió?

  • A
    Vì lão là kẻ nhút nhát
  • B
    Vì lão biết chắc đó không phải là những tên khổng lồ mà chỉ là những chiếc cối xay bình thường
  • C
    Vì lão sợ bị thất bại
  • D
    Vì lão không phải là hiệp sĩ mà chỉ là một giám mã bình thường
Câu 7 :

Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?

  • A
    Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
  • B
    Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội
  • C
    Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cho phù hợp
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 8 :

Trong những từ in đậm dưới đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?

  • A
    Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng
  • B
    Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!
  • C
    Vâng, con đã nghe
  • D
    Trời ơi! Nắng quá
Câu 9 :

Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút

  • A
    Biệt ngữ của ngời buôn bán, kinh doanh
  • B
    Biệt ngữ của vua quan triều đình phong kiến
  • C
    Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa
  • D
    Biệt ngữ của sinh viên, học sinh
Câu 10 :

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chị Dậu hiện lên là người như thế nào?

  • A
    Giàu tình yêu thương với chồng con
  • B
    Có thái độ phản kháng mạnh mẽ
  • C
    Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến
  • D
    Cả ba đáp án trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?

  • A
    Bút kí
  • B
    Tiểu thuyết
  • C
    Thơ
  • D
    Truyện ngắn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Tôi đi học

Lời giải chi tiết :

Tôi đi học của Thanh Tịnh được viết theo thể loại truyện ngắn

Câu 2 :

Nhân vật chính trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh là ai?

  • A
    Người mẹ
  • B
    Ông Đốc
  • C
    Nhân vật “tôi”
  • D
    Thầy giáo

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Tôi đi học

Câu 3 :

Em hiểu gì về bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ.

  • A
    Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát
  • B
    Là một chú bé có tình yêu thương vô bến đối với mẹ
  • C
    Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Trong lòng mẹ

Lời giải chi tiết :

Bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ là một chú bé phải chịu nỗi đau mất mát, dễ xúc động, tinh tế, nhạy cảm và là một chú bé có tình yêu thương vô bến đối với mẹ

Câu 4 :

Trợ từ là gì?

  • A
    Là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc
  • B
    Là những từ biểu thị sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan
  • C
    Là những từ biểu thị hoạt động, trạng thái của sự vật
  • D
    Là những từ biểu thị đặc điểm, tính chất của sự vật

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về trợ từ

Lời giải chi tiết :

Trợ từ là những từ đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc

Câu 5 :

Đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió được kể bằng lời của ai?

  • A
    Đôn Ki-hô-tê
  • B
    Xan-chô Pan-xa
  • C
    Xéc-van-téc
  • D
    Các nhân vật khác

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Đánh nhau với cối xay gió

Câu 6 :

Vì sao Xan-chô Pan-xa lại khuyên Đôn Ki-hô-tê không nên đánh nhau với cối xay gió?

  • A
    Vì lão là kẻ nhút nhát
  • B
    Vì lão biết chắc đó không phải là những tên khổng lồ mà chỉ là những chiếc cối xay bình thường
  • C
    Vì lão sợ bị thất bại
  • D
    Vì lão không phải là hiệp sĩ mà chỉ là một giám mã bình thường

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Đánh nhau với cối xay gió

Lời giải chi tiết :

Xan-chô Pan-xa khuyên Đôn Ki-hô-tê không nên đánh nhau với cối xay gió vì lão biết chắc đó không phải là những tên khổng lồ mà chỉ là những chiếc cối xay bình thường

Câu 7 :

Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?

  • A
    Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
  • B
    Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội
  • C
    Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cho phù hợp
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Lời giải chi tiết :

Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật

Câu 8 :

Trong những từ in đậm dưới đây, từ ngữ nào không phải là thán từ?

  • A
    Ông ấy chính là thầy hiệu trưởng
  • B
    Ôi! Đất nước đẹp vô cùng!
  • C
    Vâng, con đã nghe
  • D
    Trời ơi! Nắng quá

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về thán từ

Lời giải chi tiết :

Từ chính trong câu “Ông chính là thầy hiệu trưởng” không phải là thán từ

Câu 9 :

Các từ ngữ sau đây thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ xã hội: trẫm, khanh, long bào, ngự giá, ngự bút

  • A
    Biệt ngữ của ngời buôn bán, kinh doanh
  • B
    Biệt ngữ của vua quan triều đình phong kiến
  • C
    Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên chúa
  • D
    Biệt ngữ của sinh viên, học sinh

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Lời giải chi tiết :

Các từ ngữ thuộc biệt ngữ của vua quan triều đình phong kiến

Câu 10 :

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chị Dậu hiện lên là người như thế nào?

  • A
    Giàu tình yêu thương với chồng con
  • B
    Có thái độ phản kháng mạnh mẽ
  • C
    Căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến
  • D
    Cả ba đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Tức nước vỡ bờ

Lời giải chi tiết :

Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, chị Dậu hiện lên là người giàu tình yêu thương với chồng con, căm thù bọn tay sai của thực dân phong kiến và có thái độ phản kháng mạnh mẽ.

close