Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 9 - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Nội dung chủ yếu của bản án chế độ thực dân Pháp trong văn bản Thuế máu là gì?

  • A
    Tố cáo và lên án những tội ác tày trời của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa…
  • B
    Bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn cho các nước thuộc địa để tự giải phóng, giành độc lập
  • C
    Thể hiện tình cảm tủi nhục, khốn khổ của những người dân ở các sứ thuộc địa trên thế giới
  • D
    Tất cả các đáp án trên
Câu 2 :

Trong đoạn trích Thuế máu, nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dân thay đổi thái độ đối với người dân thuộc địa là gì?

  • A
    Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa
  • B
    Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chính sách cai trị mới
  • C
    Vì chính quyền thực dân muốn giúp đỡ những người dân thuộc địa có một cuộc sống tốt hơn
  • D
    Vì chính quyền thực dân muốn những người dân thuộc địa phải phục tùng họ tốt hơn nữa
Câu 3 :

Cụm từ “cuộc chiến tranh vui tươi” mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng trong đoạn trích Thuế máu nói về cuộc chiến tranh nào?

  • A
    Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
  • B
    Cuộc Chiến tranh mà pháp tiến hành để mở rộng thuộc địa
  • C
    Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)
  • D
    Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (Đức) (1870 - 1871)
Câu 4 :

Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?

  • A
    Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó
  • B
    Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
  • C
    Phản bác một ý kiến, một nhận định
  • D
    Chọn A và B
Câu 5 :

Đoạn văn nào thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn?

  • A
    Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
  • B
    Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các người cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dậy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay khoog mà chịu thua giặc.
  • C
    Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mạng vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được.
  • D
    Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các người cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các người cũng bị quật lên.
Câu 6 :

Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

  • A
    Một từ
  • B
    Hai từ
  • C
    Ba từ
  • D
    Bốn từ
Câu 7 :

Trong văn bản Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ nào để lột tả sự ngang nhiên, láo xược và tàn ác của quân giặc xâm lược?

  • A
    Vật hóa
  • B
    So sánh
  • C
    Nhân hóa
  • D
    Ẩn dụ
Câu 8 :

Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào?

  • A
    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287)
  • B
    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285)
  • C
    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257)
  • D
    Sau khi chiến thắng quân Mông-Nguyên lần thứ hai
Câu 9 :

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh điều gì?

  • A
    Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
  • B
    Lòng căm thù giặc
  • C
    Ý chí chiến thắng kẻ thù
  • D
    Tất cả các phương án trên
Câu 10 :

Lí do nào khiến tác giả nêu gương đời trước đương thời trong văn bản Hịch tướng sĩ?

  • A
    Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ
  • B
    Để buộc các tì tướng phải xem xét lại mình
  • C
    Để tăng sức thuyết phục đối với các tì tướng
  • D
    Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nội dung chủ yếu của bản án chế độ thực dân Pháp trong văn bản Thuế máu là gì?

  • A
    Tố cáo và lên án những tội ác tày trời của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa…
  • B
    Bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn cho các nước thuộc địa để tự giải phóng, giành độc lập
  • C
    Thể hiện tình cảm tủi nhục, khốn khổ của những người dân ở các sứ thuộc địa trên thế giới
  • D
    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Thuế máu

Lời giải chi tiết :

Nội dung chủ yếu của bản án chế độ thực dân Pháp trong văn bản Thuế máu là:

- Bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn cho các nước thuộc địa để tự giải phóng, giành độc lập

- Tố cáo và lên án những tội ác tày trời của thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa…

- Thể hiện tình cảm tủi nhục, khốn khổ của những người dân ở các sứ thuộc địa trên thế giới

Câu 2 :

Trong đoạn trích Thuế máu, nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dân thay đổi thái độ đối với người dân thuộc địa là gì?

  • A
    Vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa
  • B
    Vì chính quyền thực dân muốn thực hiện chính sách cai trị mới
  • C
    Vì chính quyền thực dân muốn giúp đỡ những người dân thuộc địa có một cuộc sống tốt hơn
  • D
    Vì chính quyền thực dân muốn những người dân thuộc địa phải phục tùng họ tốt hơn nữa

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Thuế máu

Lời giải chi tiết :

Trong đoạn trích Thuế máu, nguyên nhân chính của việc các quan cai trị thực dân thay đổi thái độ đối với người dân thuộc địa là vì chính quyền thực dân muốn biến những người dân thuộc địa thành tấm bia đỡ đạn cho chúng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa

Câu 3 :

Cụm từ “cuộc chiến tranh vui tươi” mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng trong đoạn trích Thuế máu nói về cuộc chiến tranh nào?

  • A
    Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
  • B
    Cuộc Chiến tranh mà pháp tiến hành để mở rộng thuộc địa
  • C
    Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)
  • D
    Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ (Đức) (1870 - 1871)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức đã học về văn bản Thuế máu

Lời giải chi tiết :

Cụm từ “cuộc chiến tranh vui tươi” mà Nguyễn Ái Quốc sử dụng trong đoạn trích Thuế máu nói về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918)

Câu 4 :

Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?

  • A
    Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó
  • B
    Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
  • C
    Phản bác một ý kiến, một nhận định
  • D
    Chọn A và B

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về câu phủ định

Lời giải chi tiết :

Tác dụng không phù hợp với câu phủ định là: Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo

Câu 5 :

Đoạn văn nào thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn?

  • A
    Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
  • B
    Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các người cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dậy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay khoog mà chịu thua giặc.
  • C
    Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mạng vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được.
  • D
    Chẳng những thái ấp của ta không còn, mà bổng lộc các ngươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các người cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các người cũng bị quật lên.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản Hịch tướng sĩ

Lời giải chi tiết :

Đoạn văn thể hiện rõ nhất lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn là: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Câu 6 :

Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

  • A
    Một từ
  • B
    Hai từ
  • C
    Ba từ
  • D
    Bốn từ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về câu phủ định

Lời giải chi tiết :

Bài ca dao trên có hai từ phủ định (chẳng và không)

Câu 7 :

Trong văn bản Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ nào để lột tả sự ngang nhiên, láo xược và tàn ác của quân giặc xâm lược?

  • A
    Vật hóa
  • B
    So sánh
  • C
    Nhân hóa
  • D
    Ẩn dụ

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản Hịch tướng sĩ

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để lột tả sự ngang nhiên, láo xược và tàn ác của quân giặc xâm lược

Câu 8 :

Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ khi nào?

  • A
    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287)
  • B
    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285)
  • C
    Trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257)
  • D
    Sau khi chiến thắng quân Mông-Nguyên lần thứ hai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản Hịch tướng sĩ

Lời giải chi tiết :

Trần Quốc Tuấn sáng tác Hịch tướng sĩ trước khi quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285)

Câu 9 :

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh điều gì?

  • A
    Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
  • B
    Lòng căm thù giặc
  • C
    Ý chí chiến thắng kẻ thù
  • D
    Tất cả các phương án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ôn lại kiến thức về văn bản Hịch tướng sĩ

Lời giải chi tiết :

Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ra trong cuộc chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

Câu 10 :

Lí do nào khiến tác giả nêu gương đời trước đương thời trong văn bản Hịch tướng sĩ?

  • A
    Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ
  • B
    Để buộc các tì tướng phải xem xét lại mình
  • C
    Để tăng sức thuyết phục đối với các tì tướng
  • D
    Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách

Đáp án : C

close