Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh lớp 8Tổng hợp kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập và câu hỏi có khả năng xuất hiện trong đề thi HK2 Sinh học 8 sắp tới. CHƯƠNG 6. TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG 1.Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. - Môi trường cung cấp cho cơ thể thức ăn, nước, muối khoáng. Qua quá trình tiêu hoá, cơ thể tổng hợp nên những sản phẩm đặc trưng, đồng thời đào thải các sản phẩm thừa ra ngoài. - Hệ hô hấp lấy môi trường ngoài khí ôxi để cung cấp cho các phản ứng sinh hoá trong cơ thể và thải ra ngoài khí cacbonic. - Hệ bài tiết lọc từ máu những chất bã của hoạt động trao đổi chất cùng với những chất độc để tạo thành mồ hôi, nước tiểu để đào thải ra khỏi cơ thể. - Trao đổi chất của cơ thể và môi trường ngoài là trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, đảm bảo cho cơ thể sống và phát triển. Nếu không có sự trao đổi chất cơ thể không tồn tại được. Vì vậy trao đổi chất là đặc trưng cơ bản của sự sống. 2. Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong. - Tế bào lấy ôxi và các chất dinh dưỡng: Glucozơ, Glixezin, axitbéo, axitamin, nước, muối khoáng, vitamin… - Tế bào đã thải vào môi trường trong các sản phẩm phân huỷ như CO2, H2O, Urê, Urát, axituric - Biểu hiện của sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong. Chất dinh dưỡng và oxi từ máu chuyển qua nước mô để cung cấp cho tế bào thực hiện các chức năng sinh lí. Khí CO2 và các sản phẩm bài tiết do tế bào thải ra đổ vào nước mô rồi chuyển vào máu, nhờ máu chuyển đến các cơ quan bài tiết. Như vậy các tế bào trong cơ thể thờng xuyên có sự trao đổi chất với nước mô và máu tức là có sự trao đổi chất với môi trường trong. 3. Mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào: - Không có sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thì không có sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào. - Trao đổi chất ở cấp độ tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại, phát triển dẫn đến cơ thể tồn tại phát triển (vì tế bào là đơn vị chắc năng của cơ thể). 4.Chuyển hoá vật chất và năng lượng. - Sự trao đổi chất ở tế bào là quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong. - Chuyển hoá là quá trình biến đổi có tích luỹ năng lượng và giải phóng năng lượng xảy ra bên trong tế bào. *Năng lượng giải phóng ở tế bào được sử dụng vào hoạt động của cơ thể để sinh công, cung cấp cho quá trình đồng hoá tổng hợp chất mới và sinh nhiệt bù đắp vào phần nhiệt cơ thể mất đi do toả nhiệt vào môi trường. 5. Đồng hoá và dị hoá là 2 mặt của chuyển hoá vật chất và năng lượng. - Đồng hoá là quá trình tổng hợp của tế bào và tích luỹ năng lượng trong các liên kết hoá học. - Dị hoá là quá trình phân giải các chất được tích luỹ trong quá trình đồng hoá thành các chất đơn giản, bẻ gãy liên kết hoá học để giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động của tế bào. - Mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá: Các chất được tổng hợp từ đồng hoá là nguyên liệu cho dị hoá. Do đó, năng lượng được tích luỹ ở đồng hoá sẽ được giải phóng trong quá trình dị hoá để cung cấp cho hoạt động tổng hợp của đồng hoá. Hai quá trình này trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thống chất với nhau. Nếu không có đồng hoá thì không có nguyên liệu cho dị hoá và ngược lại không có dị hoá thì không có năng lượng cho hoạt động đồng hoá. - Tỷ lệ giữa đồng hoá và dị hoá khác nhau tuỳ lứa tuổi, trạng thái cơ thể. Ví dụ: + Ở trẻ em cơ thể đang lớn quá trình đồng hoá lớn hơn dị hoá, người già quá trình dị hoá lớn hơn đồng hoá. + Khi lao động cơ thể cần nhiều năng lượng dị hoá lớn hơn đồng hoá, lúc nghỉ ngơi đồng hoá mạnh hơn dị hoá. 6. Chuyển hoá cơ bản. - Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi tính bằng KJ trong thời gian 1 giờ đối với 1 kg khối lượng cơ thể. - Chuyển hoá cơ bản là một chỉ số sức khoẻ. 7. Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng. - Điều hoà bằng thần kinh: ở não có các trạng thái điều khiển sự tao đổi: Gluxit, lipit, nước, muối khoáng và tăng giảm nhiệt độ cơ thể. - Điều hoà bằng thể dịch: Các hooc môn Insulin, Glucagon tham gia vào sự chuyển hoá. 8. Cơ thể giữ cân bằng trao đổi nước bằng các cách a. Điều hoà lượng nước lấy vào Khi lượng nước trong cơ thể giảm (mất nước) sẽ làm giảm khối lượng máu và huyết áp đồng thời làm tăng áp suất thẩm thấu của máu (thẩm áp máu). Tất cả những thay đổi trên sẽ kích thích trung khu điều hoà nước ở vùng dưới đồi thị gây nên cảm giác khát. Khi đó cơ thể có nhu cầu uống nước. b. Điều hoà nước thải ra - Lượng nước thải ra chủ yếu qua nước tiểu. Sự thay đổi khối lượng nước tiểu thải ra thường gắn liền với sự tái hấp thu Na+ vì lượng nước tiểu nhiều hay ít có thể thay đổi, nhưng phải giữ cho áp suất thẩm thấu cho môi trường ngoại bào được ổn định. Mà áp suất thẩm thấu lại lệ thuộc vào nồng độ các chất điện giải. - Lượng nước tiểu thải ra còn phụ thuộc vào hooc môn ADH do thuỳ sau tuyến yên tiết ra. - ADH là hooc môn có tác dụng giữ nước qua cơ chế tái hấp thu nước của các ống thận. Khi thẩm áp máu tăng, huyết áp hạ thì tăng tiết ADH, ngược lại khi khối lượng máu và huyết áp tăng cao thì tuyến yên giảm giảm tiết ADH. Điều hoà tiết ADH là trung khu trao đổi nước ở vùng dưới đồi. CHƯƠNG 7. BÀI TIẾT 1. Bài tiết. - Bài tiết là quá trình lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoạt động chuyển hoá chất của tế bào tạo ra cùng với một số chất đưa vào cơ thể quá liều lượng. - Bài tiết được thực hiện qua da, thận, phổi. - Bài tiết có 2 tác dụng. + Giữ cho môi trường trong của cơ thể được ổn định. + Giúp cơ thể không bị nhiễm độc. - Cơ quan bài tiết nước tiểu là quan trọng nhất vì 90% các sản phẩm bài tiết hoà tan trong máu (trừ CO2) được cơ quan này thải ra ngoài. 2. Các đặc điểm cấu tạo của thận và đường dẫn nước tiểu phù hợp với chức năng bài tiết nước tiểu. * Đặc điểm cấu tạo của thận phù hợp với chức năng bài tiết nước tiểu. - Thận cấu tạo từ các đơn vị chức năng. Đơn vị chức năng là nơi xảy ra quá trình chọn lọc chất bã từ máu để tạo nước tiểu. - Mỗi đơn vị chức năng thận có một mạng lưới mao mạch mang chất bã đến. - Số lượng đơn vị thận rất nhiều (có khoảng 1 triệu đơn vị ở mỗi quả thận) giúp thận có thể lọc nhiều chất bã từ máu. - Thận có bể thận là nơi tập trung nước tiểu tạo ra từ các đơn vị chức năng của thận. * Đặc điểm cấu tạo của đường dẫn tiểu phù hợp với chắc năng bài tiết nước tiểu: - Ống dẫn tiểu: Cấu tạo ống rỗng để dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bóng đái. - Bóng đái: Có thành cơ có khả năng co rút để đẩy nước tiểu xuống ống đái. - Ống đái: Có cơ trơn và cơ vân có khả năng co giãn để đào thải nước tiểu khi cần thiết. Bóng đái và cơ thắt ống đái có mạng thần kinh phân bố có thể tạo cảm giác buồn tiểu tiện khi lượng nước tiểu trong bóng đái nhiều và gây phản xạ bài xuất nước tiểu. 3. Bài tiết nước tiểu. Các giai đoạn trong sự tạo thành nước tiểu. a) Lọc máu tạo nước tiểu đầu. - Quá trình lọc máu xảy ra ở vách các mao mạch của cầu thận, vách mao mạch chính là màng lọc với các lỗ rất nhỏ từ 30-40 Å, các tế bào máu protein có kích thước lớn hơn lỗ lọc nên ở lại trong máu. Còn nước, muối khoáng, đường Glucozơ, một ít chất béo, các chất thải chất tiết do các tế bào sinh ra như urê, axit uric, qua các lỗ nhỏ ở vách mao mạch và nang cầu thận tạo ra nước tiểu đầu. Như vậy nước tiểu đầu có thành phần gần giống huyết tương (chỉ không có protein) quá trình này xảy ra được do sự chênh lệch áp suất tạo lực đẩy các chất qua lỗ lọc. Giai đoạn này tuân theo định luật khuếch tán. b) Tái hấp thu các chất (hấp thụ lại) Quá trình này xảy ra ở ống thận, đại bộ phận nước, các chất dinh dưỡng (toàn bộ lượng đường Glucozơ), các ion cần thiết như Na+, Cl- từ trong ống thận thấm qua ống thận vào máu. Quá trình tái hấp thụ ngược với Garđien nồng độ nên phái sử dụng năng lượng ATP và nhờ có vật tải, các chất mang. c) Bài tiết tiếp: - Các chất được bài tiết tiếp là Urê, axituric, các chất thuốc các ion thừa như H+, K+… - Nơi bài tiết xảy ra ở đoạn sau của ống thận. - Quá trình này cũng cần năng lượng ATP. Kết quả nước tiểu chính thức được hình thành ở ống góp và theo các ống góp đổ vào bể thận và theo ống nước tiểu đổ vào bóng đái. 4. Hoạt động của các mạch máu da thực hiện các chức năng: Bảo vệ, điều hoà thận nhiệt và bài tiết. Cấu tạo và chức năng của da. 4.1.Hoạt động của mạch máu da thực hiện bảo vệ cơ thể. - Các tế bào bạch cầu trong mạch máu có chức năng bảo vệ cơ thể nhờ khả năng thực bào và tạo kháng thể. - Khi da bị nhiểm trùng, các mạch máu của da dãn ra. Lượng máu di chuyển qua da nhiều hơn mang nhiều tế bào bạch cầu đến để tiêu diệt vi khuẩn. 4.2. Hoạt động của mạch máu da điều hoà thân nhiệt. - Khi trời nóng, các mạch máu da dãn ra, máu lưu thông qua mạch nhiều hơn, mang nước và các chất để các tuyến mồ hôi của da tổng hợp nhiều mô hôi chứa nước bài tiết ra môi trường, nước được thải ra ngoài sẽ mạng một phần nhiệt cơ thể toả ra môi trường giúp cơ thể chống nóng. - Ngược lại khi trời lạnh, các mạch máu da co lại để làm giảm lượng nước qua da, hạn chế bài tiết nước qua mồ hôi ra ngoài để giữ nhiệt cho cơ thể chống lạnh. 4.3. Hoạt động của mạch máu da để bài tiết cho cơ thể. - Mạch máu mang chất bã đến tuyến mồ hôi để tạo mồ hôi bài tiết qua da. - Ngoài ra các tuyến nhờn từ những chất trong máu để bài tiết ra bề mặt da. CHƯƠNG 8. DA 1) Hoạt động của các mạch máu da thực hiện các chức năng: Bảo vệ, điều hoà thận nhiệt và bài tiết. Cấu tạo và chức năng của da. 2) Hoạt động của mạch máu da thực hiện bảo vệ cơ thể. - Các tế bào bạch cầu trong mạch máu có chức năng bảo vệ cơ thể nhờ khả năng thực bào và tạo kháng thể. - Khi da bị nhiểm trùng, các mạch máu của da dãn ra. Lượng máu di chuyển qua da nhiều hơn mang nhiều tế bào bạch cầu đến để tiêu diệt vi khuẩn. 3) Hoạt động của mạch máu da điều hoà thân nhiệt. - Khi trời nóng, các mạch máu da dãn ra, máu lưu thông qua mạch nhiều hơn, mang nước và các chất để các tuyến mồ hôi của da tổng jhợp nhiều mô hôi chứa nước bài tiết ra môi trường, nước được thải ra ngoài sẽ mạng một phần nhiệt cơ thể toả ra môi trường giúp cơ thể chống nóng. - Ngược lại khi trời lạnh, các mạch máu da co lại để làm giảm lượng nước qua da, hạn chế bài tiết nước qua mồ hôi ra ngoài để giữ nhiệt cho cơ thể chống lạnh. 4) Hoạt động của mạch máu da để bài tiết cho cơ thể. - Mạch máu mang chất bã đến tuyến mồ hôi để tạo mồ hôi bài tiết qua da. - Ngoài ra các tuyến nhờn từ những chất trong máu để bài tiết ra bề mặt da. CHƯƠNG 9. HỆ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN I. Đơn vị cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh: là nơron. *Cấu tạo: Nơron cấu tạo gồm 2 phần: thân và sợi trục + Thân: Thân và sợi nhánh làm thành chất xám là trung khu thần kinh. + Sợi trục: chất trắng -> dẫn truyền xung thần kinh. * Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền. II. Hệ thần kinh. - Chức năng: điều khiển, phối hợp, điều hoà các hoạt động của cơ quan trong cơ thể đảm bảo cho cơ thể thành một khối thống nhất. - Cấu tạo chung: Hệ thần kinh trung ương gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên: - Bộ phận trung ương có não và tủy sống được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống. - Bộ phận ngoại biên nằm ngoài trung ương thần kinh, có các dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên còn có các hạch thần kinh. 1.Cấu tạo của tuỷ sống (theo kiến thức SGK) - Cấu tạo ngoài: + Vị trí: Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I đến thắt lưng II … + Hình dạng + Màu sắc + Màng tuỷ - Cấu tạo trong: + Chất xám: nằm trong, có hình cánh bướm: là căn cứ thần kinh của các phản xạ không điều kiện. + Chất trắng: nằm ngoài, bao quanh chất xám: dẫn truyền và nối các căn cứ thần kinh. 2. Dây thần kinh tuỷ sống: - Nắm được cấu tạo và chức năng. - Gồm có 31 đôi dây thần kinh, mỗi dây gồm 2 rễ, rễ trước: vận động, rễ sau: cảm giác 3. Tiểu não, trụ não, não trung gian: cho học sinh nắm cấu tạo cơ bản ở SGK, gồm: - Nắm được vị trí các thành phần của não bộ. - Cấu tạo và chức năng của trụ não. - Cấu tạo và chức năng của não trung gian. - Cấu tạo và chức năng của tiểu não. 4. Đại não: Theo nội dung SGK: - Cấu tạo của đại não. + Hình dạng cấu tạo ngoài. + Cấu tạo trong. + Sự phân vùng chức năng của bán cầu đại não và so sánh với động vật, nêu được điểm khác biệt. 5. Hệ thần kinh sinh dưỡng: - Cung phản xạ sinh dưỡng: Yêu cầu học sinh phân biệt được cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng. - Nắm được cấu tạo hệ thần kinh sinh dưỡng. - Chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng. Phân biệt hệ thần kinh vận động và phân hệ thần kinh sinh dưỡng
3. So sánh phân hệ TK giao cảm và phân hệ TK đối giao cảm a. Về cấu tạo
b.Về chức năng: - 2 phân hệ có tác dụng đối lập (TK giao cảm tăng cường TĐC, TK đối cảm giảm TĐC) + VD: TKGC làm tăng lực co và nhịp co tim, TK đối GC tác dụng ngượi lại. - TKGC làm co mạch, co đồng tử, đối GC ngược lại - Sự phối hợp, điều hoà HĐ của 2 phân hệ đối với các cơ quan trong cơ thể đáp ứng với yêu cầu HĐ của cơ… III. Phản xạ. - Phản xạ không điều kiện (PXKĐK): là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. Ví dụ: khóc, cười… - Phản xạ có điều kiện (PXCĐK): là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm. Ví dụ: đạp xe đạp, đá bóng, thấy đèn đỏ thì dừng lại, mùa đông đến mặc áo ấm... * Điều kiện hình thành phản xạ có điều kiện - Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. - Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần. - Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ não lại với nhau. * Ức chế phản xạ có điều kiện - Phải thường xuyên củng cố phản xạ có điều kiện đã được hình thành. Nếu không được củng cố thì phản xạ dần mất đi. - Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện: + Đảm bảo cơ thể thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi. + Hình thành các thói quen tập tính tốt. * So sánh Phản xạ không điều kiện và Phản xạ có điều kiện
IV. Vệ sinh hệ TK. + Sức khoẻ của con người phụ thuộc trạng thái của hệ TK, nếu thần kinh suy yếu, tuổi thọ giảm. + Nếu HĐ của vỏ não bị rối loạn thì cơ thể bị nhiều bệnh tật, làm cho cơ thể mất khả năng làm việc có thể dẫn đến cái chết, vì thế phải biết cách rèn luyện hệ TK. + Đảm bảo giấc ngủ hàng ngày. + Có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý. + Tránh các chất kích thích, ăn uống đủ chất dinh dưỡng. + Luôn tạo cho mình vui vẽ, tâm hồn sảng khoái, luôn làm viẹc có ích cho xã hội … V. Các cơ quan phân tích. 1. Cơ quan phân tích thị giác - Gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm. Cấu tạo cầu mắt - Cầu mắt có hình cầu. - Nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mí mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô. - Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động. - Cầu mắt có 3 lớp màng bao bọc: + Màng cứng: nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt. + Màng mạch: có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt. + Màng lưới: chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào: tế bào nón và tế bào que). - Môi trường trong suốt: màng giác (nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt), thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh. 2. Cơ quan phân tích thính giác
Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong. * Tai ngoài - Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ có đường kính khoảng 1cm, gồm: + Vành tai: có nhiệm vụ hứng sóng âm. + Ống tai: hướng sóng âm. * Tai giữa - Tai giữa là 1 khoang xương gồm: + Chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau. + Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần). Khoảng tai giữa thông với nhau nhờ có vòi nhĩ nên bảo đảm áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng. * Tai trong - Tai trong gồm: + Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian. + Ốc tai: thu nhận các kích thích của sóng âm. Gồm: ốc xương tai bên trong có ốc tai màng. Ốc tai màng là 1 ống màng chạy dọc ốc tai xương và cuốn quang trụ ốc hai vòng rưỡi gồm: màng tiền đình (phía trên), màng cơ sở (phía dưới) và màng bên. Trên màng cơ sở có cơ quan coocti: chứa tế bào thụ cảm thính giác.
CHƯƠNG 10. NỘI TIẾT
Đặc điểm của hệ nội tiết: ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng góp phần quan trọng trong việc điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là trao đổi chất, quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào của cơ thể đó là hoocmôn, thông qua đường máu chậm nhưng kéo dài và diện rộng. 1. Khái niệm, phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. * Tuyến nội tiết: là những tuyến không có ống dẫn, chất tiết của nó gọi là hoocmôn ngấm trực tiết vào máu rồi theo máu đến các cơ quan gây tác dụng. - Có tác dụng điều hoà các quá trình TĐC và chuyển hoá. + VD: Tuyến giáp tiết hooc môn tirôxin ngấm vào máu kích thích làm tăng quá trình TĐC và làm tăng chuyển hoá trong tế bào. * Tuyến ngoại tiết: Là những tuyến có ống dẫn dẫn chất tiết đến các cơ quan mà không ngấm thẳng vào máu. - Có tác dụng trong các quá trình dinh dưỡng (các tuyến tiêu hoá …), thải bã (tuyến mồ hôi), sát trùng (tuyến ráy tai …) + VD: Tuyến nước bọt chứa enzim amilaza theo ống dẫn vào trong khoang miệng … 2. So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. * Giống: - Đều được cấu tạo từ những tế bào bài tiết. - Đều tiết các hooc môn ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí của cơ thể … * Khác nhau:
3. Một số tuyến nội tiết chính. * Tuyến nội tiết: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận … * Tuyến ngoại tiết chính: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột, tuyến mồ hôi … * Nắm được một số tuyến vừa nội tiết vừa ngoại tiết … 4. Cấu tạo, chức năng của các tuyến nội tiết (ND SGK) a. Vai trò của cá tuyến nội tiết. - Duy trì ổn định môi trường trong cơ thể. - Điều chỉnh các quá trình sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường (TĐC, TĐ nănhg lượng, sinh trưởng, phát triển …) - Điều hoà hoạt động của các cơ quan chủ yếu bằng con đường thể dịch giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống. - Tự điều chỉnh trong nội bộ của các tuyến nôi tiết. - Tuyến nội tiết thường có kích thước nhỏ, lượng chất tiết ra ít nhưng có hoạt tính sinh học cao, thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động của các cơ quan, các quá trình sinh lí trong cơ thể. - HĐ của các tuyến nội tiết bị rối loạn … gây cho cơ thể bị bệnh lí. b. Hooc môn: sản phẩm của tuyến nội tiết * Đặc tính: - Mỗi hooc môn do một tuyến nội tiết nhất định tiết ra. - Mỗi hooc môn chỉ ảnh hưởng đến một quá trình sinh lí của cơ thể. - Hooc môn có hoạt tính sinh học cao (chỉ một lượng nhỏ cũng gây ảnh hưởng rõ rệt) VD: chỉ cần một lượng nhỏ ađrênalin cũng làm cho tim dập nhanh và mạnh. - Hooc môn không có tính đặc trưng cho loài. * Tác dụng: - Kích thích, điều khiển. VD: Hooc môn tuyến yên kích thích hoạt động của tuyến giáp, vỏ tuyến trên thận, tuyến sinh dục. - Điều hoà, phối hợp. VD: sự phối hợp hoạt động của glucagôn (tuyến tuỵ) với ađrênalin (tuyến trên thận và inulin (tuyến tuỵ) làm cho lượng đường trong máu ổn định. - Đối lập: VD: Tuyến tuỵ tiết ra 2 loại hooc môn có tác dụng đối lập nhau. VD: Inulin biến glucôzơ thành glicogen dự trữ trong gan làm giảm lượng đường trong máu (giảm đường huyết) đảm bảo cho lượng đường trong máu ổn định là 0,12g/lít… khi cơ thể nồng độ đường trong máu thấp dưới 0,12g/lít thì glucagôn biến glicôgen trong gan thành glucôzơ bổ sung lượng đường trong máu ổn định. 5. Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (HS nắm ND bài 59 ở SGK) - Nắm được điều hoà hoạt động của các tuyến nội tiết. - Sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết. CHƯƠNG 11. SINH SẢN 1. Cấu tạo - chức năng của cơ quan sinh dục nam - nữ. a. Cơ quan sinh dục nam: * Cơ quan sinh dục nam gồm 2 tuyến sinh dục, đường sinh dục và tuyến hỗ trợ sinh dục. * Tuyến sinh dục: + Đôi tinh hoàn vừa có chức năng sản xuất tinh trùng vừa có chức năng ngoại tiết vừa tiết hooc môn sinh dục nam là testôstêrôn. +Tinh trùng tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử. + Có khả năng gây ra những biến đổi ở tuổi dậy thì và làm xuất hiện các dấu hiệu sinh dục phụ ở nam. + Trên mỗi tinh hoàn có mào tinh hoàn làm nhiệm vụ nhận tinh do tinh hoàn sản xuất ra. * Đường sinh dục: * Gồm: - Ống dẫn tinh chuyển tinh trùng từ mào tinh đến dự trữ ở túi tinh. - Túi tinh: làm nhiệm vụ dự trữ tinh trùng và chất dinh dưỡng. - Ống đái: dẫn tinh trùng từ túi tinh ra ngoài khi phóng tinh và dẫn nước tiểu ra ngoài * Các tuyến hỗ trợ sinh dục: - Tuyến tuyền liệt: tiết dịch hoà trộn với tinh trùng để tạo thành tinh dịch. - Tuyến hành (tuyến Côpơ): tiết dịch nhờn bôi trơn và làm giảm ma sát khi giao hợp và dọn đường cho tinh trùng đến gặp trứng. b. Cơ quan sinh dục nữ: Gồm * Tuyến sinh dục: - Là đôi buống trứng có chức năng: vừa sản xuất trứng (chức năng ngoại tiết) vừa sản xuất tiết hooc môn sinh dục ơstrôgen. - Trứng có thể tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử. Có thể gây ra những biến đổi ở tuổi dậy thì và làm xuất hiện dấu hiệu sinh dục phụ. * Dường sinh dục: - Ống dẫn trứng: dẫn trứng đã chín vào tử cung. - Tử cung (dạ con): là nơi để trứng đã thụ tinh làm tổ để phát triển thành thai. - Âm đạo: là nơi nhận tinh dịch trong đó có tinh trùng. * Tuyến hỗ trợ sinh dục: Tuyến tiền đình nằm ở hai bên âm đạo gần cửa mình tiết dịch nhờn. 2. So sánh 2 tuyến sinh dục nam và nữ về cấu tạo, hoạt động và chức năng ? a. Giống nhau: * Về cấu tạo và hoạt động - Đều là tuyến sinh dục. - Đều là tuyến đôi. - Đều hoạt động từ khi giai đoạn dậy thì của cơ thể và ngừng hoạt động khi đã già. - Hoạt động đều chịu ảnh hưởng của hooc môn FSH và LH do tuyến yên tiết ra. *Về chức năng: - Đều là tuyến pha vừa có chức năng ngoại tiết vừa có chức năng nội tiết. + Chức năng ngoại tiết là sản xuất giao tử. + Chức năng nội tiết là tiết hooc môn sinh dục. b. Khác nhau:
3. So sánh trứng và tinh trùng a. Giống nhau: - Đều được sản xuất từ tuyến sinh dục ở giai đoạn tuổi dậy thì, tuyến ngừng hoạt động khi về già. - Đều là các tuyến sinh dục. - Đều có khả năng thụ tinh tạo thành hợp tử. b. Khác nhau:
4. So sánh tuyến sinh dục và tuyến tuỵ. * Giống: - Đều là những tuyến trong hệ nội tiết. - Đều là những tuyến pha vừa hoạt động nội tiết vừa hoạt động ngoại tiết. * Khác:
5. Những điều kiện cần cho sự thụ tinh, sự thụ thai? * Sự thụ tinh: Chỉ xảy ra khi trứng gặp được tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử. * Sự thụ thai: xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung * Hiện tương kinh nguyệt: là do lớp niêm mạc tử cung dày xốp chứa nhiều mạch máu để đón trứng đã được thụ tinh xuống làm tổ. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh thì 14 ngày sau khi trứng rụng thể vàng bị tiêu giảm nên lớp niêm mạc sẽ bong ra ngoài cùng máu với dịch nhày. 1. Các bệnh lây theo đường sinh dục, cách phòng tránh: (nội dung SGK) a. Bệnh lậu, bệnh giang mai.
b. Bệnh AIDS: thảm hoạ của loài người, cách phòng tránh. AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do bị lây nhiễm HIV làm cơ thể mất khả năng chống bệnh và chắc chắn dẫn tới tử vong. - Hiện chưa có thuốc đặc trị 2. Cơ sở của các biện pháp tránh thai, ý nghĩa, nguy cơ của việc có thai ở tuổi vị thành - Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai: * Nguyên tắc tránh thai: - Ngăn không cho trứng chín và rụng - Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh - Không cho trứng đã thụ tinh làm tổ để thụ thai * Phương tiên tránh thai phù hợp: - Dùng viên thuốc tránh thai, ngăn trứng chín và rụng - Dùng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo - Thắt ống dẫn tinh hoặc thắt ống dẫn trứng - Sử dụng dụng cụ tránh thai (dụng cụ tử cung) để ngăn trứng làm tổ trong thành tử cung 3. Nêu rõ ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên? - Mang thai ở độ tuổi này có nguy cơ tử vong cao vì: - Dễ xảy thai, đẻ non - Con nếu đẻ thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong. Nếu phải nạo thai dễ dẫn tới vô sinh do bị dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con. - Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới tiền đồ, sự nghiệp. HocTot.Nam.Name.Vn |