Đề cương ôn tập học kì 1 Toán 5 - Chân trời sáng tạo

Tải về

Cô Tú chia đều 10,8 kg đường vào các hộp thủy tinh Trên một tấm bản đồ, khoảng cách giữa hai điểm A và B là 15cm

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Số và phép tính

- Các phép tính phân số

- Phân số thập phân, tỉ số

- Đọc, viết, so sánh, làm tròn số thập phân

- Phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia số thập phân

2. Đo lường

- Viết số đo đại lượng dưới dạng số thập phân

- Ki-lô-mét vuông. Héc-ta

- Các đơn vị đo diện tích. Đại lượng

- Tỉ lệ bản đồ

3. Hình học

- Hình tam giác. Diện tích hình tam giác

- Hình thang, diện tích hình thang

- Đường tròn. Chu vi và diện tích hình tròn

4. Bài toán có lời văn

- Bài toán rút về đơn vị

- Bài toán giải bằng bốn bước tính

- Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

- Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó

B. BÀI TẬP

Đề bài

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1. Số thập phân có mười bảy đơn vị, năm phần trăm, ba phần nghìn được viết là:

A. 17,53                     B. 17,053                   C. 17,530                   D.  170,53

Câu 2. Chữ số 9 trong số thập phân 26,958 có giá trị là:     

A. $\frac{9}{{1000}}$                    B. $\frac{9}{{100}}$                      C. $\frac{9}{{10}}$                        D. $\frac{9}{{10000}}$

Câu 3. Chữ số 7 trong số thập phân 123,547 có giá trị là:     

A. $\frac{7}{{10}}$                        B. $\frac{7}{{100}}$                      C. $\frac{7}{{1000}}$                    D. $\frac{7}{{10000}}$

Câu 4. Hỗn số $2\frac{{17}}{{1000}}$ chuyển thành số thập phân là:

A. 2017                      B. 2,17                       C. 2,170                     D. 2,017

Câu 5. Số lớn nhất trong các số 5,798 ; 5,897 ; 5,978 ; 5,879 là:

A. 5,798                     B. 5,897                     C. 5,978                     D. 5,879

Câu 6. Làm tròn số 37,456 đến hàng phần trăm ta được:

A. 37,45                     B. 37,46                     C. 37,40                     D. 37,50

Câu 7. Tìm chữ số y, biết 5,789 < 5,7y9

A. y = 6                      B. y = 7                      C. y = 8                      D. y = 9

Câu 8. Phép nhân nhẩm 28,964 x 100 có kết quả là:

A. 289,64                   B. 2896,4                   C. 2,8964                   D. 0,28964

Câu 9. Phép nhân nhẩm 34,245 : 0,01 có kết quả là:

A. 3,4245                   B. 342,45                   C. 3424,5                   D. 0,34245

Câu 10. Kết quả của phép tính 876,543 x 0,001 là:

A. 876 543                 B. 87654,3                 C. 0,876543              D. 87,6543

Câu 11. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 6 cm2 8 mm2 = ...... cm2

A. 68                          B. 6,8                          C. 6,08                       D. 6,008

Câu 12. 2,7km2 = ....... ha. Số điền vào chỗ chấm là:

A. 27                          B. 270                        C. 2700                      D. 27000

Câu 13. 1654m2 = ......... ha

A. 1654                      B. 16,54                     C. 0,1654                   D. 1,654

Câu 14. 5,07 ha = ……. m2. Số thích hợp điền vào chỗ chấm là:

A. 50700                    B. 50070                    C. 57000                    D. 50007

Câu 15. 3 ha 45 m2 = ……. m2

A. 345 m2                   B. 30045 m2             C. 3045 m2                D. 3450 m2

Câu 16. Phép tính 78,542 – 42,632 có kết quả là:

A. 35,92                     B. 35,91                     C. 3,591                     D. 359,1

Câu 17. Giá trị của biểu thức 13,57 x 5,5 + 13,57 x 3,5 + 13,57 là:

A. 1,357                     B. 13,57                     C. 135,7                     D. 1357

Câu 18. Hương mua 5 cái bút hết 35 000 đồng. Vậy nếu Hương mua 15 cái bút chì thì phải trả số tiền là:

A. 105 000 đồng                                           B. 150 000 đồng

C. 70 000 đồng                                             D. 90 000 đồng

Câu 19. Cô Tú chia đều 10,8 kg đường vào các hộp thủy tinh. Biết cứ 3 hộp thủy tinh thì đựng được 3,6 kg đường. Vậy cô Tú cần số hộp thủy tinh để chia hết số đường đó là:

A. 3 hộp                     B. 6 hộp                     C. 9 hộp                     D. 12 hộp

Câu 20. Hiệu của hai số là 25. Tỉ số của hai số đó là \(\frac{2}{3}\). Hai số đó là:

A. 50 và 75                                                    B. 9 và 56

C. 33 và 40                                                    D. 37 và 62

Câu 21. Trên một tấm bản đồ, khoảng cách giữa hai điểm A và B là 15cm. Khoảng cách này trên thực tế là 300km. Hỏi bản đồ này được vẽ theo tỉ lệ nào?

A. 1 : 20 000             B. 1 : 200 000           C. 1 : 20 000 000      D. 1 : 2 000 000

Câu 22. Trên bản đồ tỉ lệ 1 : 1 000 000, quãng đường từ Hà Nội đến Hưng Yên dài 6,4 cm. Độ dài thật của quãng đường đó dài là:

A. 640 m                    B. 64 000m                C. 640 km                  D. 64 km

Câu 23. Hình tam giác có độ dài đáy là 10m và chiều cao là 7m. Vậy diện tích của tam giác là:

A. 375m2                    B. 387m2                    C. 378m2                   D. 35m2

Câu 24. Tam giác ABC có diện tích 40 cm2. Chiều cao AH có độ dài 0,8 dm. Độ dài đáy BC của tam giác ABC là:

A. 5 cm                      B. 10 cm                    C. 15 cm                    D. 20 cm

Câu 25. Bác Chu cắt một tấm kính dạng hình thang có độ dài hai đáy là 60 cm và 12 cm; chiều cao là 40 cm để làm mặt bàn. Diện tích tấm kính làm mặt bàn đó là:

A. 3 600 dm2             B. 3 600 cm2             C. 7 200 m2               D. 1 440 cm2

Câu 26. Một mảnh đất hình thang có độ dài đáy lớn là 45 m, độ dài đáy lớn gấp 5 lần độ dài đáy nhỏ, và chiều cao bằng 0,1 lần đáy lớn. Diện tích của mảnh đất đó là:

A. 121,5 m2               B. 122 m2                   C. 122,5 m2               D. 121 m2

Câu 27. Chu vi của tấm thảm dạng hình tròn có bán kính 50 dm là:

A. 157 dm                  B. 314 dm                  C. 78,5 dm                 D. 3,14 m

Câu 28. Biết hình tròn lớn có bán kính gấp 4 lần bán kính hình tròn bé. Hỏi chu vi hình tròn lớn gấp mấy lần chu vi hình tròn bé?

A. 2 lần                      B. 4 lần                      C. 8 lần                      D. 16 lần

Câu 29. Vườn hoa trung tâm của một khu dân cư dạng hình tròn có bán kính 6 m. Diện tích của vườn hoa đó là:

A. 37,68 m2               B. 18,84 m2               C. 113,04 m2             D. 45,28 m2

II. Phần tự luận

Câu 1. Tính.

a) $\frac{3}{5} + \frac{2}{7}$                              b) $\frac{9}{4} - \frac{2}{5}$                               c) $\frac{2}{3} + \frac{2}{5}$                                   d) $3\frac{3}{4} - \frac{5}{9}$    

Câu 2. Đặt tính rồi tính:

a) 658,3 + 96,28                   b) 93,813 – 46,47                 c) 37,14 x 82                         d) 308 : 5,5

Câu 3. Tính giá trị biểu thức (tính bằng cách thuận tiện nếu có thể)

a) 619,52 – 0,52 x (9 + 11)                         b) 8,65 + 7,6 + 1,35 + 0,4

c) 1,25 x 2,5 x 36 x 0,4 x 80                       d) 14,4 x 0,6 + 15 x 0,6 + 18,6 x 0,6

Câu 4. Viết số hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.

Câu 5. Người ta trồng lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 300m, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 50m.

a) Tính diện tích thửa ruộng đó?

b) Trung bình cứ 10m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?

Câu 6. Năm nay tổng số tuổi của hai ông cháu là 66 tuổi. Biết rằng sau 3 năm nữa thì tuổi cháu bằng $\frac{2}{7}$ tuổi ông. Hỏi năm nay ông bao nhiêu tuổi, cháu bao nhiêu tuổi?

Câu 7. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng kém chiều dài 16 m, chiều dài bằng $\frac{5}{3}$ chiều rộng. Người ta đã sử dụng $\frac{1}{{12}}$ diện tích mảnh đất để làm nhà.

a) Tính diện tích mảnh đất đó?

b) Tính diện tích phần đất làm nhà?

Câu 8. Tam giác ABC có diện tích 200cm2 và chiều cao AH = 25 cm. Tính độ dài đoạn thẳng BC.

Câu 9. Hình chữ nhật MNPQ có diện tích 1600cm2. Tính diện tích hình tam giác MEQ.

Câu 10. Cho hình vẽ, tính diện tích hình thang IJGH biết diện tích hình tam giác IHF là 6 cm2.

Câu 9. Hình thang ABCD có đáy CD = 16cm, đáy bé AB = 9cm. Biết DM = 7cm, diện tích tam giác BMC bằng 37,8cm2. Tính diện tích hình thang ABCD.

Câu 10. Đường kính của một bánh xe đạp là 60 cm. Để người đi xe đạp đi được quãng đường 1884m thì mỗi bánh xe phải lăn bao nhiêu vòng?

Câu 11. Mai đo mặt bàn ăn có dạng hình tròn được đường kính dài 140 cm. Hỏi mặt bàn đó có diện tích là bao nhiêu mét vuông?

Câu 12. Cho hình vuông ABCD có chu vi 48dm. Tính diện tích phần tô đậm trong hình dưới đây.

Lời giải chi tiết

I. Phần trắc nghiệm

II. Phần tự luận

Câu 1. Tính.

a) $\frac{3}{5} + \frac{2}{7}$                              b) $\frac{9}{4} - \frac{2}{5}$                               c) $\frac{2}{3} + \frac{2}{5}$                                   d) $3\frac{3}{4} - \frac{5}{9}$    

Phương pháp

- Muốn cộng (hoặc trừ) các phân số khác mẫu số ta quy đồng mẫu số rồi cộng (hoặc trừ) các phân số sau khi quy đồng.
Lời giải

a) $\frac{3}{5} + \frac{2}{7} = \frac{{21}}{{35}} + \frac{{10}}{{35}} = \frac{{31}}{{35}}$             

b) $\frac{9}{4} - \frac{2}{5} = \frac{{45}}{{20}} - \frac{8}{{20}} = \frac{{37}}{{20}}$              

c) $\frac{2}{3} + \frac{2}{5} = \frac{{10}}{{15}} + \frac{6}{{15}} = \frac{{16}}{{15}}$

d) $3\frac{3}{4} - \frac{5}{9} = \frac{{15}}{4} - \frac{5}{9} = \frac{{135}}{{36}} - \frac{{20}}{{36}} = \frac{{115}}{{36}}$

Câu 2. Đặt tính rồi tính:

a) 658,3 + 96,28                   b) 93,813 – 46,47                 c) 37,14 x 82                         d) 308 : 5,5

Phương pháp

Đặt tính rồi tính theo các quy tắc đã học

Lời giải

 

Câu 3. Tính giá trị biểu thức (tính bằng cách thuận tiện nếu có thể)

a) 619,52 – 0,52 x (9 + 11)                         b) 8,65 + 7,6 + 1,35 + 0,4

c) 1,25 x 2,5 x 36 x 0,4 x 80                       d) d) 14,4 x 0,6 + 15 x 0,6 + 18,6 x 0,6

Phương pháp

a) Thực hiện tính tỏng ngoặc trước

b) Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng  để nhóm các số có tổng là số tự nhiên

c) Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân

Lời giải

 

Câu 4. Viết số hoặc số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.

Phương pháp

Áp dụng cách đổi:

1km= 100 ha  ;  1 ha = 10 000 m2

1 tạ= 0,1 tấn  ; 1 tấn = 1 000 kg

1 km = 1 000 m ; 1 m = 100 cm

Lời giải

Câu 5. Người ta trồng lúa trên một thửa ruộng hình chữ nhật có chu vi 300m, chiều rộng ngắn hơn chiều dài 50m.

a) Tính diện tích thửa ruộng đó?

b) Biết rằng trung bình cứ 10m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi thửa ruộng thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc?

Phương pháp

a) - Tìm nửa chu vi thửa đất

    - Tìm chiều dài và chiều rộng theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó

    - Diện tích thửa ruộng = chiều dài x chiều rộng

b) Số kg thóc thu hoạch được = Diện tích thửa ruộng : 10 x 50

Lời giải

a) Nửa chu vi thửa ruộng đó là:

300 : 2 = 150 (m)

Chiều dài thửa ruộng đó là:

(150 + 50) : 2 = 100 (m)

Chiều rộng thửa ruộng đó là:

100 – 50 = 50 (m)

Diện tích thửa ruộng đó là:

100 x 50 = 5000 (m2)

b) Thửa ruộng thu hoạch được là:

5000 : 10 x 50 = 25000 (kg) = 250 tạ

Đáp số: a) 5000 m2

            b) 25000 kg

Câu 6. Năm nay tổng số tuổi của hai ông cháu là 66 tuổi. Biết rằng sau 3 năm nữa thì tuổi cháu bằng $\frac{2}{7}$ tuổi ông. Hỏi năm nay ông bao nhiêu tuổi, cháu bao nhiêu tuổi?

Phương pháp

- Tìm tuổi của hai ông cháu sau 3 năm nữa

- Tìm tuổi ông và tuổi cháu sau 3 năm nữa theo bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số

- Tìm tuổi mỗi người hiện nay

Lời giải

Sau 3 năm nữa thì tổng số tuổi của hai ông cháu là:

66 + 3 + 3 = 72 (tuổi)

Tổng số phần bằng nhau là:

7 + 2 = 9 (phần)

Số tuổi của ông ba năm nữa là:

72 : 9 x 7 = 56 (tuổi)

Tuổi của ông năm nay là:

56 – 3 = 53 (tuổi)

Tuổi của cháu năm nay là:

66 – 53 = 13 (tuổi)

Đáp số: ông: 53 tuổi; cháu: 13 tuổi

 

Câu 7. Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều rộng kém chiều dài 16 m, chiều dài bằng $\frac{5}{3}$ chiều rộng. Người ta đã sử dụng $\frac{1}{{12}}$ diện tích mảnh đất để làm nhà.

a) Tính diện tích mảnh đất đó?

b) Tính diện tích phần đất làm nhà?

Phương pháp

a) Tìm chiều rộng và và chiều dài theo bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó

Diện tích = chiều dài x chiều rộng

b) Diện tích phần đất làm nhà = diện tích mảnh đất x $\frac{1}{{12}}$

Lời giải

Coi chiều dài là 5 phần thì chiều rộng là 3 phần như thế.

Hiệu số phần bằng nhau là:

5 – 3 = 2 (phần)

Chiều dài mảnh đất hình chữ nhật là:

16 : 2 x 5 = 40 (m)

Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:

40 – 16 = 24 (m)

Diện tích mảnh đất là:

40 x 24 = 960 (m2)

Diện tích phần đất làm nhà là:

$960 \times \frac{1}{{12}} = 80$ (m2)

Đáp số: a) 960 m2

b) 80 m2.

Câu 8. Tam giác ABC có diện tích 200cm2 và chiều cao AH = 25 cm. Tính độ dài đoạn thẳng BC.

Phương pháp

Độ dài đáy BC = Diện tích tam giác ABC x 2 : chiều cao

Lời giải

Độ dài đáy BC là:

200 x 2 : 25 = 16 (cm)

Đáp số: 16 cm

Câu 9. Hình chữ nhật MNPQ có diện tích 1600cm2. Tính diện tích hình tam giác MEQ.

Phương pháp

- Tìm độ dài đoạn thẳng MN = Đoạn thẳng ME + đoạn thẳng EN

- Tìm độ dài đoạn MQ = Diện tích hình chữ nhật MNPQ : độ dài đoạn MN

- Diện tích hình tam giác MEQ = MQ x ME : 2

Lời giải

Độ dài đoạn thẳng MN là:

24 + 26 = 50 (cm)

Độ dài đoạn MQ là:

1600 : 50 = 32 (cm)

Diện tích hình tam giác MEQ là:

32 x 24 : 2 = 384 (cm2)

Đáp số: 384 cm2

Câu 10. Cho hình vẽ, tính diện tích hình thang IJGH biết diện tích hình tam giác IHF là 6 cm2.

Phương pháp

Chiều cao IH = 2 x diện tích tam giác IHF : độ dài cạnh HF

- Diện tích hình thang = $\frac{{(IJ + HG) \times IH}}{2}$

Cách giải

Độ dài đường cao IH là: 6 x 2 : 2,4 = 5 (cm)

Diện tích hình thang IJGH là: (6 + 12) x 5 : 2 = 45 (cm2)

Đáp số: 45cm2

Câu 11. Hình thang ABCD có đáy CD = 16cm, đáy bé AB = 9cm. Biết DM = 7cm, diện tích tam giác BMC bằng 37,8cm2. Tính diện tích hình thang ABCD.

Phương pháp

- Tìm độ dài MC = DC – DM

- Tìm độ dài đường cao của tam giác BMC = Diện tích tam giác BMC x 2 : độ dài MC

- Diện tích hình thang ABCD = (AB + CD) x chiều cao : 2

Cách giải

Độ dài đáy MC của tam giác BMC là

               16 – 7 = 9 (cm)

Độ dài đường cao của tam giác MBC là

            37,8 x 2 : 9 = 8,4 (cm)

Diện tích hình thang ABCD là

           (16 + 9) x 8,4 : 2 = 105 (cm2)

                        Đáp số: 105 cm2

Câu 12. Đường kính của một bánh xe đạp là 60 cm. Để người đi xe đạp đi được quãng đường 1884m thì mỗi bánh xe phải lăn bao nhiêu vòng?

Phương pháp

- Tìm chu vi của bánh xe = Đường kính x 3,14

- Đổi sang đơn vị m

- Tìm số vòng = quãng đường : chu vi bánh xe

Cách giải

Chu vi của bánh xe là

60 x 3,14 = 188,4 (cm) = 1,884 m

Để đi được quãng đường 1884m thì mỗi bánh xe phải lăn số vòng là

1884 : 1,884 = 1000 (vòng)

Đáp số: 1000 vòng

Câu 13. Mai đo mặt bàn ăn có dạng hình tròn được đường kính dài 140 cm. Hỏi mặt bàn đó có diện tích là bao nhiêu mét vuông?

Phương pháp

- Đổi 140 cm sang đơn vị mét

- Tính bán kính hình tròn r = đường kính : 2

- Diện tích mặt bàn = bán kính x bán kính x 3,14

Lời giải

Đổi: 140 cm = 1,4 m

Bán kính hình tròn là:

1,4 : 2 = 0,7 (m)

Diện tích mặt bàn là:

0,7 x 0,7 x 3,14 = 1.5386 (m2)

Đáp số: 1,5386 m2

Câu 14. Cho hình vuông ABCD có chu vi 48dm. Tính diện tích phần tô đậm trong hình dưới đây.

Phương pháp

- Tìm độ dài cạnh hình vuông = Chu vi : 4

- Tìm diện tích hình vuông = cạnh x cạnh

- Tìm bán kính hình tròn = Độ dài cạnh hình vuông : 2

- Diện tích hình tròn = r x r x 3,14

- Tìm diện tích phần tô đậm = Diện tích hình vuông – diện tích hình tròn

Cách giải

Cạnh của hình vuông là  48 : 4 = 12 (dm)

Diện tích hình vuông là  12 x 12 = 144 (dm2)

Bánh kính hình tròn là 12 : 2 = 6 (dm)

Diện tích hình tròn là 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (dm2)

Diện tích phần tô đậm là 144 - 113,04 = 30,96 (dm2)

             Đáp số: 30,96 dm2


Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close