Đề cương bài tập ôn tập học kì I Hóa học 11 có lời giảiĐề cương bài tập ôn tập học kì I Hóa học 11 có đáp án và lời giải chi tiết Đề bài Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được ? A. HCl trong C6H6 (benzen). B. Ca(OH)2 trong nước. C. CH3COONa trong nước. D. NaHSO4 trong nước. Câu 2: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước ? A. MgCl2. B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. C6H12O6 (glucozơ). Câu 3: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li ? A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch. B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện. C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy. Câu 4: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng ? A. HCl ® H+ + Cl- B. CH3COOH CH3COO- + H+ C. H3PO4 ® 3H+ + 3PO43- D. Na3PO4 ® 3Na+ + PO43- Câu 5: Zn(OH)2 trong nước phân li theo kiểu : A. Chỉ theo kiểu bazơ. B. Vừa theo kiểu axit vừa theo kiều bazơ. C. Chỉ theo kiểu axit. D. Vì là bazơ yếu nên không phân li. Câu 6: Cho phản ứng : 2NO2 + 2NaOH NaNO2 + NaNO3 + H2O Hấp thụ hết x mol NO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH thì dung dịch thu được có giá trị A. pH = 7. B. pH > 7. C. pH = 0. D. pH < 7. Câu 7: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch. B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất. C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li. Câu 8: Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là : A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3. B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3. C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4. D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3. Câu 9: Cho các phản ứng hóa học sau : (1) (NH4)2SO4+ BaCl2 ® (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 ® (3) Na2SO4 + BaCl2 ® (4) H2SO4 + BaSO3 ® (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 ® (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 ® Dãy gồm các phản ứng có cùng một phương trình ion thu gọn là : A. (1), (3), (5), (6). B. (3), (4), (5), (6). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (3), (6). Câu 10: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt gồm NaOH, NaCl, BaCl2, Ba(OH)2 chỉ cần dùng thuốc thử A. H2O và CO2. B. quỳ tím. C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch (NH4)2SO4. Câu 11: Phát biểu không đúng là : A. Nitơ thuộc nhóm VA nên có hóa trị cao nhất là 5. B. Nguyên tử nitơ có 5 electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp 2s và 2p . C. Nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân. D. Nguyên tử nitơ có khả năng tạo ra ba liên kết cộng hoá trị với nguyên tố khác. Câu 12: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) \(\rightleftarrows \) 2NH3 (k). Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi : A. thay đổi áp suất của hệ. B. thay đổi nồng độ N2. C. thay đổi nhiệt độ. D. thêm chất xúc tác Fe. Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách A. cho N2 tác dụng với H2 (450oC, xúc tác bột sắt). B. cho muối amoni loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng. C. cho muối amoni đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng. D. nhiệt phân muối (NH4)2CO3. Câu 14: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở ? A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NH4NO2. Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng sau :
Công thức của X, Y, Z, T tương ứng là : A. (NH4)3CO3, NH4HCO3, CO2, NH3. B. (NH2)2CO, (NH4)2CO3, CO2, NH3. C. (NH4)2CO3, (NH2)2CO, CO2, NH3. D. (NH2)2CO, NH4HCO3, CO2, NH3. Câu 16: Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng sau là : FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O A. 1 : 2. B. 1 : 10. C. 1 : 9. D. 1 : 3. Câu 17: Phản ứng nhiệt phân không đúng là : A. 2KNO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2KNO2 + O2. B. NH4NO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) N2 + 2H2O. C. NH4Cl \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) NH3 + HCl. D. 2NaHCO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Na2CO3 + CO2 + H2O. Câu 18: Các số oxi hoá có thể có của photpho là : A. –3 ; +3 ; +5. B. –3 ; +3 ; +5 ; 0. C. +3 ; +5 ; 0. D. –3 ; 0 ; +1 ; +3 ; +5. Câu 19: Trong phòng thí nghiệm, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng : A. Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4 ® 5CaSO4¯ + 3H3PO4 + HF B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 ® 3CaSO4¯ + 2H3PO4 C. P2O5 + 3H2O® 2H3PO4 D. 3P + 5HNO3 + 2H2O ® 3H3PO4 + 5NO Câu 20: Để sản xuất phân lân nung chảy, người ta nung hỗn hợp X ở nhiệt độ trên 1000oC trong lò đứng. Sản phẩm nóng chảy từ lò đi ra được làm nguội nhanh bằng nước để khối chất bị vỡ thành các hạt vụn, sau đó sấy khô và nghiền thành bột. X gồm A. apatit: Ca5F(PO4)3, đá xà vân: MgSiO3 và than cốc: C. B. photphorit: Ca3(PO4)2, cát: SiO2 và than cốc: C. C. apatit: Ca5F(PO4)3, đá vôi: CaCO3 và than cốc: C. D. photphorit: Ca3(PO4)2, đá vôi: CaCO3 và than cốc: C. Câu 21: Chọn câu trả lời đúng : Trong phản ứng hoá học, cacbon A. chỉ thể hiện tính khử. B. vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa. C. chỉ thể hiện tính oxi hoá. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá. Câu 22: Cacbon phản ứng được với nhóm chất nào dưới đây ? A. Fe2O3, CaO, CO2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc. B. CO2, Al2O3, Ca, CaO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc. C. Fe2O3, MgO, CO, HNO3, H2SO4 đặc. D. CO2, H2O lạnh, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, CaO. Câu 23: Dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3, ZnO nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn thu được là : A. Al2O3, Cu, MgO, Fe, Zn. B. Al, Fe, Cu, Mg, Zn. C. Al2O3, Cu, Fe, Mg, Zn. D. Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO, Zn. Câu 24: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây ? A. đám cháy do xăng, dầu. B. đám cháy nhà cửa, quần áo. C. đám cháy do magie hoặc nhôm. D. đám cháy do khí gas. Câu 25: Thổi từ từ khí cacbonic vào dung dịch nước vôi trong cho đến dư. Hiện tượng quan sát được là: A. Kết tủa màu trắng tăng dần và không tan. B. Kết tủa màu trắng tăng dần đến cực đại rồi tan dần đến trong suốt. C. Kết tủa màu trắng xuất hiện rồi tan, lặp đi lặp lại nhiều lần. D. Không có hiện tượng gì. Câu 26: Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng : Tất cả muối cacbonat đều A. tan trong nước B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon đioxit. C. không tan trong nước. D. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm. Câu 27: Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl và hơi nước. Để loại bỏ HCl và hơi nước ra khỏi hỗn hợp, ta dùng A. Dung dịch NaOH đặc. B. Dung dịch NaHCO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc. C. Dung dịch H2SO4 đặc. D. Dung dịch Na2CO3 bão hoà và dung dịch H2SO4 đặc. Câu 28: Thành phần chính của khí than ướt là : A. B. C. D. Câu 29: Thành phần chính của khí than than khô là : A. B. C. D. Câu 30: Để phân biệt khí SO2 và khí CO2 thì thuốc thử nên dùng là : A. Dung dịch KMnO4. B. Nước clo. C. Nước brom. D. A hoặc B hoặc C. Câu 31: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ A. nhất thiết phải có cacbon, thường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P... B. gồm có C, H và các nguyên tố khác. C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. D. thường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P. Câu 32: Các chất trong nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ? A. CH2Cl2,CH2Br–CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br. B. CH2Cl2,CH2Br–CH2Br, CH3Br, CH2=CHCOOH, CH3CH2OH. C. CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3Br, CH3CH3. D. HgCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHBr, CH3CH2Br. Câu 33: Cho hỗn hợp các ankan sau : pentan (sôi ở 36oC), heptan (sôi ở 98oC), octan (sôi ở 126oC), nonan (sôi ở 151oC). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây ? A. Kết tinh. B. Chưng cất. C. Thăng hoa. D. Chiết. Câu 34: Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ là gì ? A. Đốt cháy chất hữu cơ để phát hiện hiđro dưới dạng hơi nước. B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để phát hiện nitơ có mùi của tóc cháy. C. Đốt cháy chất hữu cơ để phát hiện cacbon dưới dạng muội than. D. Chuyển hóa các nguyên tố C, H, N thành các chất vô cơ đơn giản dễ nhận biết. Câu 35: Muốn biết hợp chất hữu có có chứa hiđro hay không, ta có thể : A. đốt chất hữu cơ xem có tạo chất bã đen hay không. B. oxi hóa hợp chất hữu cơ bằng CuO, sau đó cho sản phẩm đi qua nước vôi trong. C. cho chất hữu cơ tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc. D. oxi hóa hợp chất hữu cơ bằng CuO, sau đó cho sản phẩm đi qua CuSO4 khan. Câu 36: Hai chất có công thức :
Nhận xét nào sau đây đúng ? A. Là các công thức của hai chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau. B. Là các công thức của hai chất có cùng công thức phân tử những có cấu tạo tương tự nhau. C. Là các công thức của hai chất có công thức phân tử và cấu tạo đều khác nhau. D. Chỉ là công thức của một chất vì công thức phân tử và cấu tạo đều giống nhau. Câu 37: Cho các chất sau đây : (I) CH3-CH(OH)-CH3 (II) CH3-CH2-OH (III) CH3-CH2-CH2-OH (IV) CH3-CH2-CH2-O-CH3 (V) CH3-CH2-CH2-CH2-OH (VI) CH3-OH Các chất đồng đẳng của nhau là : A. I, II và VI. B. I, III và IV. C. II, III,V và VI. D. I, II, III, IV. Câu 38: Cho các chất :
Các chất đồng phân của nhau là : A. II, III. B. I, IV, V. C. IV, V. D. I, II, III, IV, V. Câu 39: Cho các chất sau : (1) CH2=CHC≡CH (2) CH2=CHCl (3) CH3CH=C(CH3)2 (4) CH3CH=CHCH=CH2 (5) CH2=CHCH=CH2 (6) CH3CH=CHBr Chất nào sau đây có đồng phân hình học ? A. 2, 4, 5, 6. B. 4, 6. C. 2, 4, 6. D. 1, 3, 4. Câu 40: Phát biểu không chính xác là : A. Liên kết ba gồm hai liên kết p và một liên kết s. B. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau. C. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử. D. Sự xen phủ trục tạo thành liên kết s, sự xen phủ bên tạo thành liên kết p. A. TỰ LUẬN I. Lí thuyết Câu 1 : Bằng phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch sau: a. HNO3, HCl và H2SO4 b.Na2CO3, Na2SO4, HNO3, NaOH c.NaNO3, Na2SO4, Na2CO3, Na3PO4 . d. Na2CO3, NH4NO3, Na3PO4 và NaNO3 e. KCl, (NH4)2SO4 và Ca(H2PO4)2 chỉ bằng 1 thuốc thử duy nhất Câu 3: 1. Trong quá trình a. Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, tại sao người ta phải dùng muối NaNO3 khan và H2SO4 đặc; đồng thời làm lạnh bình thu HNO3? b. Sản xuất NH3 trong công nghiệp, tại sao người ta phải thực hiện chu trình khép kín và ở áp suất cao (200~300atm)? ( các điều kiện khác học sinh không cần giải thích!) 2. Thế nào là sự nhiệt phân. Viết phương trình hóa học các phản ứng nhiệt phân của KNO3; NH4NO4; NH4Cl; Cu(NO3)2; Al(NO3)3; AgNO3; NaNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2 3. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học khi a. Cho từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong rồi đun nóng dung dịch thu được. b. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO4 . Câu 4: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và phương trình ion rút gọn (nếu có) giữa các cặp chất sau: Viết phương trình ion thu gọn của phản ứng sau: a. BaCl2 + Na2CO3 b. NH4Cl + NaOH c. FeS + HCl d. NaHCO3 + NaOH e. CH3COONa + HCl f. Ba(HCO3)2 + NaOH (dư) g. Ca3(PO4)2 + H2SO4 h. Na2S + Pb(NO3)2 k. ZnCl2 + H2S l. NaHCO3 + HCl m. CaCO3 + HCl n. KHCO3 + Ba(OH)2 o. AgNO3 + Na3PO4 p. CaCO3 + HNO3 II. BÀI TẬP Dạng 1: Xác định nồng độ ion: Câu 1: Trong 200 ml dd có hòa tan 20,2 gam KNO3 và 7,45 gam KCl. Nồng độ mol/l của [K+] trong dd là Câu 2: Nồng độ mol/l của ion kali và ion cacbonat có trong dung dịch K2CO3 0,05M lần lượt là: Câu 3: Trộn 50 ml dung dịch NaOH 0,2 M và 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M được dung dịch X. Nếu bỏ qua sự điện li của nước thì nồng độ ion OH– trong dung dịch X là: Câu 4: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là Dạng 2: pH của dung dịch: Câu 1: Có 40 ml dung dịch HCl có pH = 1. Thêm váo đó x (ml) nước cất và khuấy đều thu được dung dịch có pH = 2 Giá trị của x là? Câu 2: Trộn lẫn 1500ml dd H2SO4 0,01M với 500ml dung dịch NaOH 0,064M. Dung dịch thu được có pH là? Câu 3: Trộn 100 ml dd gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M) thu được dd X. Giá tri pH của dd X là. Câu 4: Trộn 100ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dung dịch NaOH có nồng độ a (mol/l) thu được 200ml dd có pH = 12. Giá trị của a là: Dạng 3: Phản ứng trao đổi ion: Tính khối lượng, thể tích, nồng độ: Câu 1: Cho dung dịch chứa 0,1 mol (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch chứa 34,2 gam Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là Câu 2: Để tác dụng hết với dung dịch chứa 0,01 mol KCl và 0,02 mol NaCl thì thể tích dung dịch AgNO3 1M cần dùng là Câu 3: Cho 0,015 mol FeCl3 tác dụng với dung dịch chứa 0,03 mol NaOH thì khối lượng kết tủa thu được là Câu 4: Cho dung dịch NaOH đến dư vào 100 ml dung dịch NH4NO3 0,1M. Đun nóng nhẹ, thấy thoát ra V lít khí NH3 (ở đkc). Giá trị của V là Câu 5: Trong dung dịch có thể tồn tại đồng thời các ion sau đây được không? a) Na+, Cu2+, Cl-, OH-; b) NH4+, K+, Cl-, OH-.; c) Ba2+, Cl-, HSO4-, CO32-; d) Fe2+, H+, SO42-, NO3-; e) Na+, Ba2+, HCO3-, OH-; f) K+, Fe2+, Cl-, SO42- g) Al3+, K+, OH-, NO3-; h) K+, Ba2+, Cl-, CO32-. Dạng 4: Hiđroxit lưỡng tính: Câu 1: Cho 300 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 500 ml dd NaOH 2M thì khối lượng kết tủa thu được là Câu 2: Cho 300 ml dung dịch ZnSO4 1M tác dụng với 400 ml dd NaOH 2M thì khối lượng kết tủa thu được là Câu 3: Cho dung dịch NH3 đến dư vào 20 ml dung dịch Al2(SO4)3. Lọc lấy kết tủa và cho vào 10 ml dung dịch NaOH 2M thì kết tủa vừa tan hết. Nồng độ mol/l của dung dịch Al2(SO4)3 đã dùng là Câu 4: Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Gía trị lớn nhất của V là? Dạng 5: Điều chế amoniac: Câu 1: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng. Hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít. (thể tích các khí được đo trong cùng điều kiện). Tính thể tích khí NH3 tạo thành và hiệu suất phản ứng? Câu 2. Một hỗn hợp khí gồm N2 và H2 có tỉ khối so với hiđro là 4,9. Cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác nung nóng được hỗn hợp mới có tỉ khối so với hiđro là 6,125. Hiệu suất tổng hợp NH3 là: Dạng 6: Xác định kim loại: Câu 1. Cho 19,2 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng thì thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là Câu 2: Cho 10,725 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 2464 ml khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Kim loại M là. Câu 3. Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam kim loại M bằng dung dịc% h HNO3 thu được 5,6 lit (đktc) hỗn hợp 2 khí NO và N2 có khối lượng 7,2 gam. Kim loại M là: Câu 4. Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là Dạng 7: Kim loại + HNO3 Câu 1: Khi hòa tan hoàn toàn 60,0 gam hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 3,0 lít dung dịch HNO3 1,00M lấy dư, thấy thoát ra 13,44 lít khí NO ( ở đktc). a) Thành phần % của Cu trong hỗn hợp là: b) Nồng độ mol/l của HNO3 trong dung dịch thu được (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể) là: Câu 2. Cho 2,8 gam hỗn hợp bột kim loại bạc và đồng tác dụng với dd HNO3 đặc, dư thì thu được 0,896 lít khí NO2 duy nhất (ở đktc). Thành phần phần trăm về khối lượng của bạc và đồng trong hỗn hợp lần lượt là: Câu 3: Cho 4,76 gam hợp kim Zn và Al vào dd HNO3 loãng lấy dư thì thu được 896 ml (đo đkc) khí N2O (sản phẩm khử duy nhất). Thành phần phần trăm về khối lượng của kẽm và nhôm trong hỗn hợp lần lượt là: Câu 4: Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là Câu 5: Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc). Giá trị m là. Dạng 8: Nhiệt phân muối nitrat: Câu 1: Nung một lượng xác định muối Cu(NO3)2. Sau một thời gian dừng lại để nguội rồi đem cân thấy khối lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị phân hủy là : Câu 2. Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng Câu 3: Đun nóng 66,2 gam Pb(NO3)2 sau phản ứng thu được 55,4 gam chất rắn. Hiệu suất của phản ứng là : Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam muối nitrat của kim loại M thu được 4 gam chất rắn. Kim loại M là Dạng 9: Xác định sản phẩm khử: Câu 1: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dd HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lit khí X (sản phẩm khử duy nhất). Khí X là. Câu 2: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là Dạng 10: H3PO4 + dung dịch kiềm Câu 1: Để thu được muối trung hoà, phải lấy V(ml) dung dịch NaOH 1M trộn lẫn với 50 ml dung dịch H3PO4 1M. Giá trị V là Câu 2: Trộn lẫn 100 ml dung dịch NaOH 1M với 50 ml dung dịch H3PO4 1M. Nồng độ mol/l của muối trong dung dịch thu được Câu 3: Đổ dung dịch có chứa 39,2 gam H3PO4 vào dung dịch có chứa 44 gam NaOH. Khối lượng muối thu được khi làm bay hơi dung dịch là Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam photpho trong oxi dư. Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 32%, tạo ra muối Na2HPO4. a) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng? b) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được? Dạng 11: CO2 + dung dịch kiềm và muối cacbonat: Câu 1: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là (Cho C = 12, O = 16, Na = 23) Câu 2: Cho 11,2 lít CO2 (đktc) lội chậm qua 200 ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam kết tủa ? Câu 3: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,015M thu được 1,97 gam kết tủa. Giá trị của V là Câu 4: Hấp thu V lít khí CO2 (đktc) vào dd nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Giá trị của V là. Câu 5: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 150 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kỹ dung dịch X thu thêm được 50 gam kết tủa. Giá trị V là: Câu 6: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Gía trị của a là. Câu 7: Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) 100 ml dung dịch chứa KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi phản ứng xatr ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Tính m Dạng 12: Xác định CT ĐGN, CTPT của HCHC: Câu 1: Khi oxi hóa hoàn toàn 7,0 gam một hợp chất hữu cơ, người ta thu được 11,2 lít CO2 (đkc) và 9,0 gam H2O. Phần trăm khối lượng của từng nguyên tố C, H trong hợp chất hữu cơ đó là (Cho C = 12, O = 16) Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 3,0 gam một hợp chất hữu cơ X, người ta thu được 4,40 gam CO2 và 1,80 gam H2O. Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ X là (Cho C = 12, O = 16, H = 1) Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ Y rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đậm đặc và bình (2) chứa nước vôi trong dư. Khi kết thúc thí nghiệm thì khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, bình (2) thu được 30 gam kết tủa. Khi hoá hơi 5,2 gam A thu được một thể tích đúng bằng thể tích của 1,6 gam oxi ở cùng điều kiện. Y có công thức phân tử là: Lời giải chi tiết Trắc nghiệm
Tự luận bài tập Dạng 1 Câu 1: [K+] = 1,5M Câu 2: [K+] = 0,1M ; [CO32-] = 0,05M Câu 3: [OH-] = 0,3M Câu 4: x = 0,03; y = 0,02 Dạng 2 Câu 1: 360ml Câu 2: p H = 12 Câu 3: p H = 2 Câu 4: 1,02M Dạng 3 Câu 1: m = 23,3 gam Câu 2: 0,03M Câu 3: 1,07 gam Câu 4: 0,224 lít Dạng 4: Câu 1: 15,6 gam Câu 2: 9,9 gam Câu 3: 0,125M Câu 4: 2 lít Dạng 5: Câu 1: V NH3 = 1,6 lít ; H% = 20% Câu 2: H% = 40% Dạng 6: Câu 1: Cu Câu 2: Zn Câu 3: Al Câu 4: Khí N2O, kim loại Al Dạng 7: Câu 1: a, %m Cu = 96% b, 0,18M Câu 2: %m Ag = 77,14% ; %m Cu = 22,86% Câu 3: %m Zn = 54,62% ; m Al = 45,38% Câu 4: m = 1,35 gam Câu 5: m = 33,2 gam Dạng 8: Câu 1: m = 94 gam Câu 2: p H = 1 Câu 3: 50% Câu 4: Cu Dạng 9: Câu 1: X là khí NO Câu 2: Khí N2 Dạng 10: Câu 1: V = 150 ml Câu 2: CM Na2HPO4 = 1/3M Câu 3: 63,4 gam Câu 4: m dung dịch = 50 gam C% Na2HPO4 = 50,53% Dạng 11: Câu 1: m Na2CO3 = 10,6 gam Câu 2: 30 gam Câu 4: 3,36 lít Câu 5: V = 5,6 lít Dạng 12: Câu 1: %m C = 85,71% %m H = 14,29% Câu 2: CH2O HocTot.Nam.Name.Vn
|