Cổng trường vẫn rộng mở.

Mỗi lần thấy bọn trẻ cùng trang lứa đến trường, vừa đi vừa chuyện trò ríu rít, trong lòng tôi lại ánh lên bao thèm muốn. Những lúc ấy, tôi thấy lòng nặng trĩu, một đám sương mù lớn bao phủ trước mắt tôi.

      Tôi là một đứa trẻ mồ côi cha mẹ. Năm tôi 2 tuổi cha mẹ tôi đột ngột xa lìa tôi sau một tai nạn thảm khốc. Bóng đen trùm lên cuộc sống của hai bà cháu tội nghiệp. Nhưng hồi ấy, còn bé quá, tôi chưa cảm nhận được sự mất mát lớn lao ấy. Tôi sống cùng bà nội trong căn nhà nhỏ do cha mẹ tôi để lại. Lên sáu tuổi tôi không thể đến trường vì hai bà cháu tôi quá nghèo, bà tôi lại đã già yếu. Lên sáu tuổi, tôi phải đi mò cua bắt ốc để phụ giúp bà tiền đong gạo. Hai bà cháu tôi sống đắp đổi qua ngày.

      Năm tôi lên tám tuổi, bà tôi qua đời. Tôi kinh hoàng trước tai hoạ ấy. Tôi thành đứa trẻ bơ vơ, như con chim non mất tổ.

      Tôi vẫn sống ở căn nhà nhỏ. Và hàng ngày, ban ngày đi mò cua bắt ốc bán lấy tiền đong gạo, đêm về thui thủi một mình. Nhiều đêm nhớ bà, nước mắt tôi ướt đầm gối. Trong cơn thổn thức tôi mong có một phép nhiệm mầu đem bà về cho mình. Nhưng đó chỉ là ước mơ mà thôi.

      Mỗi lần thấy bọn trẻ cùng trang lứa đến trường, vừa đi vừa chuyện trò ríu rít, trong lòng tôi lại ánh lên bao thèm muốn. Những lúc ấy, tôi thấy lòng nặng trĩu, một đám sương mù lớn bao phủ trước mắt tôi.

      Một lần, như có sức hút vô hình, tôi đi theo bọn trẻ đến tận cổng trường. Bọn chúng thản nhiên bước qua cánh cổng sắt đi vào bên trong, cổng trường vẫn mở rộng mà tôi không dám bước qua. Tôi đứng trân trân bên ngoài nhìn vào. Trong cánh cổng kia là một thế giới kì lạ và bí ẩn, thế giới đầy hấp dẫn mà tôi hằng khao khát. Bỗng nhiên, tôi thấy cổ họng mình nghẹn lại, nước mắt trào ra.

-    Sao em không vào đi, sắp đến giờ học rồi?- Một giọng nói nhỏ, trìu mến...

      Tôi giật mình quay lại, trước mặt tôi là một cô giáo trẻ rất dễ thương. Không hiểu sao tôi bật khóc thành tiếng và bỏ chạy.

      Hôm sau, đi bán cua về, tôi đã thấy cô giáo đứng chờ ở sân nhà. Trông thấy cô, tôi toan bỏ trốn nhưng cô đã kịp giữ tôi lại.

      Từ đấy cô thành người đỡ đầu của tôi. Và tôi được cắp sách đến trường.

      Đến tận bây giờ, khi đã trưởng thành, tôi vẫn in đậm trong kí ức mình cái ngày ấy.

      Ngày đầu tiên đến trường của mọi người thường bắt đầu vào tuổi lên sáu, vào ngày khai trường đầu tiên của năm học. Nhưng với tôi lại khác, tôi cắp sách đến trường khi tôi đã lên mười và lớp học đã khai giảng được hơn hai tháng.

      Đêm hôm trước, tôi thao thức không sao ngủ được, lòng bâng khuâng bao nỗi niềm, vừa háo hức mong trời mau sáng để đi học, vừa phấp phỏng lo sợ một điều gì đó không cụ thể. Tiếng côn trùng ngoài bãi sông vọng vào khiến lòng tôi càng thêm bối rối. Nhưng rồi tôi cũng thiếp đi lúc nào mà không hay.

      ... Mặt trời đã lên cao. Tôi chạy vội tới trường. Đến nơi, tôi thấy cổng trường đã đóng chặt. Tôi gọi mãi mà không ai mở cổng cho tôi vào. Tiếng đọc bài đồng thanh trong các lớp học vọng ra như bỡn cợt, trêu tức tôi. Tôi òa khóc nức nở....

      Tôi giật mình tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là một giấc mơ. Nước mắt tôi chảy trong mơ vẫn ướt đầm má. Tôi ngồi dậy với khăn lau nước mắt. Trời vẫn chưa sáng nhưng tôi không sao ngủ lại được.

      Trời vừa tảng sáng tôi đã vùng dậy, đánh răng rửa mặt và chẳng thiết ăn uống gì, khoác cặp chạy thật nhanh tới trường. Gió bấc thổi ù ù, tạt vào mặt tôi rát rạt. Nhưng tôi không cảm thấy lạnh. Lòng tôi ấm áp lạ thường, như có ngọn lửa đang nhóm lên trong lòng tôi.

      Tôi đến trường quá sớm. Bác bảo vệ vẫn chưa mở cổng. Sân trường vắng lặng. Tôi đứng ngoài cổng mà tim đập thình thịch.

      Kia rồi, cổng trường đã mở rộng. Nhưng tôi vẫn ngập ngừng chưa dám bước vào. Vừa lúc đó cô tôi xuất hiện. Cô dắt tay tôi âu yếm dẫn tôi bước qua cổng trường. Tôi khép nép đi bên cô như một đứa trẻ lên ba khép nép theo mẹ đến nơi xa lạ và trang nghiêm. Cô dắt tôi vào lớp, xếp cho tôi một chỗ ngồi cẩn thận rồi an ủi tôi. Sau đó cô về phía khu nhà làm việc của các thầy cô giáo để chuẩn bị cho một buổi học mới.

      Tôi ra sân trường, lòng đâm lo sợ vẩn vơ Một lúc sau, sân trường đã ồn ào bởi không biết bao nhiêu là trẻ con. Chúng nô đùa một cách vô tư và hình như chẳng chú ý gì đến tôi.

      Trống xếp hàng vang lên. Cô giáo đến và cho xếp hàng điếm danh vào lớp. Khi cô bảo tôi đứng vào cuối hàng tổ một thì bao nhiêu tiếng “ồ” đầy ngạc nhiên cất lên. Bao ánh mắt tò mò và hiếu kì nhìn tôi. Tôi e ngại cúi đầu.

      Cô giáo kể nhanh về hoàn cảnh của tôi và cho bọn tôi vào lớp. Tôi vẫn ngơ ngác, đầu cúi gằm. Bỗng một bàn tay nhỏ nhắn nắm lấy tay tôi, tôi ngẩng đầu lên, bao nhiêu ánh mắt trìu mến nhìn tôi.

-   Vào lớp đi anh.

      Một giọng nói vang lên. Rồi tất cả ùa nói theo. Tôi thấy lòng ngập tràn hạnh phúc. Rồi tự tin bước vào lớp. Sau lưng tôi, cổng trường vẫn rộng mở.

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn.

    Cuộc sống của Bác giản dị biết bao, mà cũng vĩ đại biết bao. Tâm hồn Bác không chỉ lộng gió thời đại, mà còn rất gần gũi yêu thương. Bác hiểu nỗi tủi hờn của người chiến sĩ, Bác đặt lại cho anh cái tên đẹp hơn. Bác thương anh cảnh vệ nóng nực, Bác cho ngủ trên chiếc bàn quý.

  • Em hiểu câu nói : Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

    Cuộc sống không phải là thảm đỏ, hoa thơm nhờ có ý chí bản thân sẽ vượt qua tất cả. Trước gian lao thử thách con người phải có nghị lực và tài năng. Tài năng chính là biết được sức mình và biết được phải đi bằng con đường nào, lựa chọn giải pháp nào để hoàn thành công việc.

  • Hãy trình bày ý kiến về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

    Câu tục ngữ thật ngắn gọn, hàm súc mà ý nghĩa của nó lớn lao Với hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết kiên trì, chịu thương chịu khó thì làm công việc gì cũng đạt hiệu quả cao. Không phải việc gì dù dễ đến đâu chúng ta cũng gặt hái được kết quả ngay được.

  • Phân tích câu tục ngữ: Đói cho sạch rách cho thơm.

    Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người

  • Phân tích câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách.

    Ngày nay câu tục ngữ không bó hẹp trong gia đình, làng xã, nó chính là lòng nhân đạo giữa người với người trong thế giới này. Câu tục ngữ nhăm nhắc nhở mọi người hãy sống vì lòng nhân ái, vì người khác để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close