Có thể nhận định thế nào cho đúng về vai trò của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại? Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu có đồng nghĩa với cái gọi là “sự sụp đổ

- Nhận định thế nào cho đúng về vai trò của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại? Thế kỷ XX là thế kỷ vĩ đại đầy những biến động lớn lao. Trong thế kỷ này đã liên tục phát sinh những ảnh hưởng sâu sắc và trọng đại

-    Nhận định thế nào cho đúng về vai trò của chủ nghĩa xã hội hiện thực đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại?

Thế kỷ XX là thế kỷ vĩ đại đầy những biến động lớn lao. Trong thế kỷ này đã liên tục phát sinh những ảnh hưởng sâu sắc và trọng đại, còn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế kỷ XXI, đó là sự thành công của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sự xác lập và phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội đã từ lý luận biến thành hiện thực, từ một nước phát triển đến nhiều nước, đây là một bước đại nhảy vọt của sự phát triển lịch sử nhân loại. Chế độ xã hội chủ nghĩa là một cống hiến lớn đối với lịch sử phát triển của xã hội loài người.

Thứ nhất, chủ nghĩa xã kội đã bắt đầu trở thành một loại chế độ xã hội mới phát huy tác dụng đối với lịch sử xã hội loài người. Trong thời kỳ chủ nghĩa xã hội giành dược những thắng lợi vĩ đại, dân số các nước xã hội chủ nghĩa đã chiếm đến 1/3 dân số thế giới, còn diện tích lãnh thổ chiếm đến 1/4. Phong trào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa đã không ngừng được phát huy, nó đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính tri, văn hóa và các lĩnh vực khác của các nước này, nó đã thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước này. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của các nước xã hội chủ nghĩa cũng đã tạo thành một áp lực rất lớn đối với chủ nghĩa tư bản, buộc các nước tư bản chủ nghĩa cũng phải cải thiện những điều kiện sinh hoạt của người lao động và giai cấp công nhân trên nhiều phương diện ở một mức độ nhất định. Với sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa xã hội thì tổ chức các Đảng Cộng sản - đội quân tiên phong của giai cấp công nhân trên thế giới cũng đã có những sự phát triển lớn mạnh. Nó từng bước làm thay đổi tương quan so sánh lực lượng trên vũ đài chính trị thế giới, tạ cơ sở làm suy yếu nền chính trị tư sản, cổ vũ và củng cố niềm tin cho nhân dân thế giới vào sự nghiệp tiến bộ, đem lại cho sự phát triển của thế giới đương đại những nội dung mới, từ đó mà tăng cường sức sống mới.

Thứ hai, sự tồn tại và ảnh hưởng trên các phương diện kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới mà ở một mức độ nhất định nó đã hạn chế được sự bành trướng trên phạm vi thế giới của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa bá quyền của các nước đế quốc. Lực lượng xã hội chủ nghĩa đã tham gia vào hoạt động chính trị quốc tế, xuất phát từ lợi ích căn bản của quần chúng nhân dân thế giới. Đứng vững trên lập trường bảo vệ hòa bình thế giới và sự tiến bộ của nhân loại, nó đã phát huy những tác dụng tích cực, từng bước một làm thất bại và sụp đổ mưu đồ cùng dã tâm của chủ nghĩa tư bản hòng nô dịch nhân dân thế giới. Lực lượng xã hội chủ nghĩa cùng với nhân dân thế giới đã giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phátxít, đây là một bằng chứng đầy sức thuyết phục về sức mạnh và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Bất cứ một sự tranh chấp và can thiệp nào vào sự an toàn của thế giới nếu không có sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa thì nhất định sẽ không thể đạt được sự giải quyết công bằng và thỏa mãn đầy đủ. Trong mọi hoạt động kinh tế và chính trị của thế giới đương đại đều bao gồm trong đó địa vị và tác dụng quan trọng của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân tiến bộ thế giới. Thời đại mà chủ nghĩa tư bản làm mưa làm gió, bá chủ thế giới, thống soái thiên hạ nhất định không thể quay trở lại nữa. Đương nhiên cần phải tỉnh táo mà nhận thức rằng sau khi Liên Xô sụp đổ thì phong trào xã hội chủ nghĩa đang ở vào giai đoạn thoái trào, các nước xã hội chủ nghĩa cần phái tăng cường lực lượng lớn mạnh của mình để đứng vững và chiến thắng.

Thứ ba, lực lượng xã hội chủ nghĩa cần phải kiên trì bảo vệ các dân tộc và nhân dàn bị áp bức, thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình và sự tiến bộ trên thế giới. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa xã hội đã thúc đẩy sự phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng các dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, đả kích và làm tan rã hệ thống chủ nghĩa thực dân đế quốc, làm co lại phạm vi thế lực của chủ nghĩa tư bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hơn 100 nước thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đã giành được độc lập dân tộc, tự tìm con đường phát triển của chính mình. Các nước xã hội chủ nghĩa luôn đứng bên cạnh và bảo vệ các nước đang phát triển, trở thành một lực lượng chính trị lớn mạnh mới không thể xem thường trong thế giới hiện nay. Các nước đang phát triển hiện nay, đồng thời với việc phải cảnh giác và phòng chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới của chủ nghĩa tư bản thì cần phải học tập kinh nghiệm và nhìn theo tấm gương của các nước xã hội chủ nghĩa, trong việc lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc mình thì cần phải tự mình tìm lấy con đường đi phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình.

Thứ tư, trong thế giới hiện nay chủ nghĩa xã hội đang dẫn dắt nhân dân thế giới đi theo hướng tiên bộ. Lý tưởng và niềm tin xã hội chủ nghĩa chẳng những đã được thấm sâu trong quảng đại quần chúng nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa mà còn ngày càng có xu hướng thu phục niềm tin, ý tưởng của nhân dân trên thế giới. Chừng nào mà chủ nghĩa tư bản còn tồn tại thì chừng đó còn cần đến vũ khí tư tưởng lý luận cũng như cần đến phong trào xã hội chủ nghĩa. Nhờ sự nhất quán lập trường của chủ nghĩa xã hội là thực hiện sự thúc đẩy hòa bình và phát triển nên nó đã trở thành ngọn cờ của thời đại, luôn có ảnh hưởng tới quá trình phát triển của lịch sử thế giới và mãi về sau này nó vẫn là ngọn cờ dẫn dắt nhân dân thế giới tiến lên phía trước.

-    Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu có đồng nghĩa với cái gọi là “sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội” không? Tại sao?

Sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu không phải là "sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội" mà đó chỉ là sự khủng hoảng và sụp đổ của một mô hình cụ thểcủa chủ nghĩa xã hội trên tiến trình phát triển lịch sử của nó. Bởi vì, không thể có sự đồng nhất giữa một hình thức cụ thể của quá trình phát triển với bản thân quá trình ấy.

Không có bất cứ một quá trình phát triển nào, dù dó là quá trình phát triển tự phát trong giới tự nhiên hay xã hội mà lại luôn luôn diễn ra theo đường thẳng; trái lại, nó luôn luôn diễn ra trong sự chi phối, đan xen tác động của rất nhiều nhân tố, rất nhiều khuynh hướng khác nhau và đối lập nhau.

Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XX đã giành được những thành tựu hết sức đáng khâm phục, thế nhưng trong quá trình phát triển nó cũng phải trải qua con đường đầy quanh co khúc khuỷu và thậm chí cả những thất bại tạm thời mà đặc biệt là những khủng hoảng của Liên Xô và Đông Âu vào những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX. Sự khủng hoảng của các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô chỉ là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể trên tiến trình phát triển tất yếu của xu hướng vận động của lịch sử. Sự khủng hoảng và sụp đổ đó đã cho chúng ta bài học sâu sắc rằng: xa rời chủ nghĩa xã hội, xa rời chuyên chính vô sản, xa rời địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin thì kết quả sẽ làm kích động những mâu thuẫn kinh tế, chính trị, xã hội và dân tộc đến chỗ trầm trọng khó bề giải quyết và rốt cuộc thì chỉ có thể đi tới những khủng hoảng chế độ và những bi kịch lịch sử.

Thế kỷ XXI là thế kỷ mà chủ nghĩa xã hội tiếp tục trên con đường khai phá tìm tòi cái mới, thông qua sự phấn đấu của toàn thể cộng đồng giai cấp công nhân thế giới cùng vỏi chính Đảng của nó, nhất định một sự phục hưng vĩ đại mới của chủ nghĩa xã hội sẽ đến trong tương lai.

HocTot.Nam.Name.Vn

close