Cơ sở phương pháp luậnNghiên cứu, giảng dạy, học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và bản thân các quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh. Trong đó,các nguyên lý triết học Mác—Lênin với tư cách là phương pháp luận chung của các ngành khoa học 1. Cơ sở phương pháp luận Nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh phải trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và bản thân các quan điểm có giá trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh. Trong đó,các nguyên lý triết học Mác—Lênin với tư cách là phương pháp luận chung của các ngành khoa học cần phải được sử dụng như một công cụ tư duy quan trọng. Dưới đây là một số nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. a) Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính đảng và tính khoa học Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh phải đứng trên lập trường, quan điểm, phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam: bảo đảm tính khách quan khi phân tích, lý giải và đánh giá tư tưởng Hồ Chí Minh, tránh việc áp đặt, cường điệu hóa hoặc hiện đại hóa tư tưởng của Người. Tính đảng và tính khoa học thống nhất với nhau trong sự phản ánh trung thực, khách quan tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở lập trường, phương pháp luận và định hướng chính trị. b) Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thực tiễn Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, thực tiễn là nguồn gốc, là động lực của nhận thức, là cơ sở và là tiêu chuẩn của chân lý. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Hồ Chí Minh luôn bám sát thực tiễn cách mạng dân tộc và thế giới, coi trọng tổng kết thực tiễn như là biện pháp không chỉ nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ lý luận. Đồng thời Người cũng đặc biệt coi trọng việc kết hợp lý luận với thực tiễn, lời nói đi đôi với việc làm. Hồ Chí Minh khẳng định: Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thi thành thực tiễn mù quáng, dễ mắc chủ quan; lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông. Hồ Chí Minh là người luôn xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn đất nước, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi vẻ vang. Vì vậy, nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải quán triệt quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành, phải biết vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, thực tiễn, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. c) Quan điểm lịch sử - cụ thể Cùng với chủ nghĩa duy vật biện chứng chúng ta cần vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vào việc nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu khoa học, theo VI .Lenin, chúng ta không được quên mối liên hệ lịch sử căn bản, nghĩa là phải xem xét một hiện tượng nhất định đã xuất kiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua từng giai đoạn phát triển chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó đề xem xét hiện nay nó đã trở hành như thế nào? Nắm vững quan điểm này giúp chúng ta nhận thức được bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh. d) Quan điểm toàn diện và hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách Mạng Việt Nam. Một yêu cầu về khoa học khi nghiên cứu tư tương Hồ Chí Minh trên bình diện tổng thể hay từng bộ phận là phải luôn luôn quán triệt mối liên hệ qua lại của các yếu tố, các nội dung khác nhau trong hệ thống tư tửơng đó và phải lấy hạt nhân cốt lõi là tư tưởng độc lập, tự do, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin đã từng chỉ rõ: Muốn thực sự hiểu được sự vật thì cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó. Trong nghiên cứu tưởng Hồ Chí Minh, cần nắm vững và đầy đủ hệ thống các quan điểm của Người. Nếu tách rời một yếu tố nào đó khỏi hệ thống sẽ dẫn đến hiểu sai tư tưởng Hồ Chí Minh. Chẳng hạn tách rời độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội là xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh. e) Quan điểm kế thừa và phát triển Hồ Chí Minh là một mẫu mực về sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác — Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Người đã bổ sung, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trên nhiều lĩnh vực quan trọng và hình thành nên một hệ thống các quan điểm lý luận mới. Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi không chỉ biết kế thừa, vận dụng mà còn phải, biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong điều kiện lịch sử mới, trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế. g) Kết hợp nghiên cứu các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là một nhà lý luận thực tiễn. Người xây dựng lý luận, vạch ra cương lĩnh, đường lối, chủ trương cách mạng và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo thực hiện. Từ thực tiễn, Người tổng kết, bồ sung để hoàn chỉnh và phát triển lý luận, cho nên tư tưởng Hồ Chí Minh mang tính cách mạng, luôn luôn sáng tạo, không lạc hậu, giáo điều. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ căn cứ vào các tác phẩm, bài viết, bài nói mà cần coi trọng hoạt động thực tiễn của Người thực tiễn cách mạng dưới sự tổ chức và lãnh đạo của Đảng do Người đứng đầu. Vì vậy, chỉ căn cứ vào các bài viết, bài nói, tác phẩm của Người là hoàn toàn chưa đầy đủ. Kết quả hành động thực tiễn, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến đấu và xây dựng của nhân dân Việt Nam chính là lời giải thích rõ ràng giá trị khoa học cua tư tưởng Hồ Chí Minh. Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo. Sự sáng tạo cách mạng của Hồ Chí Minh trước hết là sự sáng tạo về tư duy lý luận, về chiến lược, về đường lối cách mạng. Điều đó giữ vai trò quyết định hàng đầu dẫn đến thắng lợi cách mạng giải phóng dân tộc. Tư tưởng, lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh đã góp phần làm phong phú thêm và phát triển lý luận cách mạng của thời đại, trước hết là về cách mạng giải phóng dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tỏa sáng vượt ra ngoài biên giới quốc gia Việt nam đến với các dân tộc và nhân dân lao động thế giới.
|