Chủ nghĩa xã hội hiện thực đầu tiên ở nước Nga Xôviết đã dược xây dựng thế nào dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin?

Những nghiên cứu tìm tòi về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin, nói chung có thể phân chia làm ba thời kỳ là: thời kỳ củng cố Chính quyền Xôviết

Những nghiên cứu tìm tòi về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin, nói chung có thể phân chia làm ba thời kỳ là: thời kỳ củng cố Chính quyền Xôviết; thời kỳ nội chiến và can thiệp vũ trang của nước ngoài, tức thời kỳ chủ nghĩa cộng sản thời chiến; thời kỳ chuyển từ chính sách kinh tế thời chiến sang chính sách kinh tế mới.

Từ tháng 11-1917 đến mùa Xuân năm 1918, trên cơ sở Chính quyền xôviết đã thực hiện nhiệm vụ “tước đoạt của kẻ tước đoạt”, quốc hữu hóa ngân hàng và những ngành công nghiệp lớn nhờ đó mà giai cấp vô sản có thể nắm trong tay sinh mệnh và huyết mạch của nền kinh tế. Tháng 3-1918, Nga và Đức ký hòa ước, chiến tranh tạm dừng, nhờ đó mà nước Nga Xôviết có được cơ hội hoà bình chưa đầy nửa năm. V.I. Lênin đà nắm bắt Cơ hội hòa bình hiếm hoi này, lập kế hoạch sơ bộ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong tác phẩm Những nhiệm vụ trước mắt của Chính quyền xôviết và Luận về tính chất tiếu tư sản và tính chất ấu trĩ tả khuynh, V.I. Lênin đã phác thảo kế hoạch sơ bộ của sự quá độ của nước Nga Xôviết tiến lên chủ nghĩa xã hội, đã nêu ra biện pháp và con đường thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa.

Việc xác lập và củng cố Chính quyền Xôviết đã làm cho những kẻ thù địch nước ngoài hết sức lo sợ. Từ nửa cuốỉ năm 1918, chủ nghĩa đế quốc đã tập hợp liên minh 14 nước, phát động cuộc can thiệp vũ trang vào Chính quyền Xôviết, đồng thời chúng lại phát động cuộc nội chiến bạo động ngay bên trong nước Nga. Để đảm bảo chiến thắng trên chiến trường và bảo vệ được Chính quyền Xôviết non trẻ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, từ mùa Hạ năm 1918 đến mùa Xuân năm 1919, Chính quyền Xôviết dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin đã tiến hành thủ tiêu quan hệ hàng hóa - tiền tệ và thực hiện chính sách kinh tế phù hợp với đặc trưng của thời chiến tranh, trên phương diện kinh tế đã thực thi hàng loạt những biện pháp có tính chất cưỡng chế. Chính sách cộng sản thời chiến là một loại chính sách có tính lâm thời phù hợp với điều kiện lịch sử cấp bách của nước Nga Xôviết trong thời kỳ nội chiến và có sự can thiệp vũ trang của nước ngoài. Đúng như V.I. Lênin đã từng chỉ ra rằng: để cứu nhà nước, cứu quân đội, cứu chính quyền công nông thì lúc đó tất nhiên phải làm như vậy. Việc thực thi chính sách cộng sản thời chiến có một tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc đập tan sự can thiệp vũ trang của bọn đế quốc bên ngoài và phản loạn chống phá cách mạng từ bên trong, bảo vệ được Chính quyền xôviết non trẻ. Thế nhưng, dùng biện pháp mệnh lệnh trực tiếp của nhà nước vô sản để điểu tiêt nền sản xuất và phân phối sản phấm trong một xã hội tiêu nông thì đó là cách làm thoát ly thực tế kinh tế.

Cuối năm 1920, bọn can thiệp vũ trang bên ngoài rút lui và cuộc nội chiến cũng chấm dứt. Năm 1921 là thời kỳ bước đầu chuyên sang xây dựng và khôi phục kinh tế trong hòa bình. Thời kỳ này nền kinh tế quốc dân đứng trước những hậu quả bị tàn phá nặng nề, trong nước phải đối mặt với những nguy cơ khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng. Trong tình hình như vậy, V.I. Lênin cảm nhận dược sâu sắc rằng nếu không cải cách các chính sách thì sẽ mất quần chúng, sẽ đánh mất cơ sỏ giai cấp. Tháng 3-1921, Đại hội X của Đảng Bônsêvích được triệu tập, quyết định bước chuyển từ chính sách kinh tế thời chiến sang phát triển kinh tế hàng hóa, coi đó là đặc trưng chủ yếu của chính sách kinh tế mới. Quyết định này đã thể hiện sự biến đổi rất lớn trong tư tưởng của V.I. Lênin về xây dựng chủ nghĩa xả hội, nó là một sự nhận thức mới về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước còn cơ bản là kinh tế tiểu nông như nước Nga, nó là tiêu thửc đánh dấu việc V.I. Lênin đã tìm kiếm được con đường thích hợp cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga. Việc thực thi Chính sách kinh tế mới đã trở thành mấu chốt cho việc cứu nguy sự khủng hoảng kinh tế của nước Nga, nó đã làm sống động lại nền kinh tế nông thôn của nước Nga Xôviết đã phát triển sản xuất, tăng cường được cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa của nước Nga Xôviết, cải thiện được đời sống văn hóa vật chất của người nông dân, công nhân và người lao động nói chung.

Trong thời kỳ giành được thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, đặc biệt là trong thời kỳ thực hiện Chính sách kinh tế mới, V.I. Lênin đã có những khảo cứu rất sâu sắc vể mặt lý luận của vấn đề cần phải xầy dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào ở nước Nga Xôviết, ông đã lý giải nhiều vấn đề hết sức tinh túy. Trước hết, để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải không ngừng có sự nghiên cứu khảo nghiệm lâu dài thông qua thực tiễn. Thứ hai, cần phải coi việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng ở vị trí đầu tiên. Thứ ba, trong điều kiện còn tồn tại một nến kinh tế nhiều thành phần thì phải lợi dụng kinh tế thị trường để phát triển nền kinh tế. Thứ tư, phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I. Lêmn còn chỉ ra tính chất đặc biệt quan trọng của việc xây dựng một chính đảng mácxít cầm quyền, chỉ rõ tầm quan trọng của việc xây dựng một nền văn hóa và tư tưởng mới, đề xuất hàng loạt các biện pháp để tăng cường xây dựng chính quyền nhà nước và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nắm bắt thấu đáo tình hình trong nước, nhận thức rõ những vấn để phải đối mặt và những vấn đề mới, không câu nệ vào những kết luận đã có, mà cần phải “căn cứ vào những kinh nghiệm mà bàn về chủ nghĩa xã hội”, tất cả đều cần phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng thực tiễn sống động của hàng triệu quần chúng nhân dân, dũng cảm tìm tòi, mạnh dạn sáng tạo cái mới, nỗ lực đem những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác mà vận dụng một cách thích hợp vào điều kiện cụ thể của nước Nga, đưa ra được con đường thích hợp cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tình hình cụ thể của đất nước. Đây chính là những công hiến vĩ đại của V.I. Lênin đối vối chủ nghĩa Mác. Đó cũng là những di sản quý báu để lại cho hậu thế chúng ta. V.I. Lênin đã để lại rất nhiều di sản quý báu như: Nhật ký trích lục, Bàn về hợp tác xã, Luận về cách mạng nước Nga, Làm thế nào để cải tổ Viện kiểm sát công nông, Thà ít mà tốt. Những di cảo này được coi là những bản “di chúc chính trị” của V.I. Lênin. Trong những di cảo này, V.I. Lênin đã có những suy nghĩ hết sức sâu sắc về con đường tương lai của Cách mạng Tháng Mười Nga tất yếu sẽ phải trải qua, đề xuất ra những ý tưởng mới về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những ý tưởng mới này chủ yếu bao gồm: dùng hợp tác xã làm con đường dẫn dắt nông dần đi vào chủ nghĩa xã hội; phát triển nền đại công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa và điện khí hóa, học tập và sử dụng tất cả những gì có giá trị của chủ nghĩa tư bản, tiến hành cách mạng văn hóa, ra sức phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục: tiến hành cải tổ cơ cấu Nhà nưoức và Đảng, nỗ lực nâng cao tố chất và năng lực cán bộ: sự cần thiết phải chống chủ nghĩa quan liêu, xây dựng nền dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự đoàn kết trong Đảng, dặc biệt là sự đoàn kết trong nội bộ Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Những tư tưởng này có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng ta.

HocTot.Nam.Name.Vn

close