Chủ nghĩa duy linh - nhân vịChủ nghĩa duy khoa học và hệ tư tưởng kỹ trị với những mâu thuẫn bên trong của nó đã gặp bế tắc. Giai cấp tư sản đã thực hiện một sự thay đổi có tính chất tình huống về hệ tư tưởng của nó bằng triết học phi lý: Chủ nghĩa duy linh - nhân vị Chủ nghĩa duy khoa học và hệ tư tưởng kỹ trị với những mâu thuẫn bên trong của nó đã gặp bế tắc. Giai cấp tư sản đã thực hiện một sự thay đổi có tính chất tình huống về hệ tư tưởng của nó bằng triết học phi lý: Chủ nghĩa duy linh - nhân vị. Chủ nghĩa duy linh - nhân vị có nguồn gốc ở phương Tây, trước hết ở Pháp. Ngô Đình Diệm nói đã tìm thấy chủ nghĩa nhân vị ở NiuOóc. Ngô Đình Nhu nói đã tìm thấy ở Pari. Chủ nghĩa nhân vị có ở Mỹ, ở Anh, ở Đức, nhưng E.Muniê đã để lại nhiều dấu vết của chủ nghĩa nhân vị Pháp ở miền Nam Việt Nam. Nhưng phải nói thêm rằng, khác với chủ nghĩa nhân vị ở Mỹ, nhóm người theo E.Muniê có một lập trường chính trị khác: họ là những người tiểu tư sản có khuynh hướng cấp tiến. Trong lập luận triết học, các nhà lý luận của Diệm thường dùng lẽ thông thường. Khi trình bày về bản thể học, họ hiểu chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm một cách thô thiển trong khi chứng minh rằng, chủ nghĩa nhân vị không thuộc hai xu hướng triết học trên, vượt lên chúng, bởi vì nó là "duy linh". Chẳng qua chủ nghĩa duy linh nào cũng là một hình thức của chủ nghĩa duy tâm khách quan, chủ trương rằng thế giới bị chi phối bởi linh hồn, tinh thần hay bởi một ý chí nào đó giống ý chí con người. Chủ nghĩa duy linh bao giờ cũng gắn liền với chủ nghĩa duy thần thừa nhận sự tồn tại "một đấng thiêng liêng chí tôn chí đại" tạo dựng ra trời đất, muôn vật, tạo dựng ra con người. Chủ nghĩa duy linh của cái nhà nước phátxít này hoàn toàn tương ứng với giáo lý của Công giáo được chính quyền Sài Gòn sử dụng như một công cụ chống cộng sản. Đó vẫn chỉ như một giáo hội công giáo trung cổ, trung thành nghiêm ngặt với những giáo điều của cộng đồng Trente (1545 - 1563). Công giáo miền Nam Việt Nam muốn kiên trì những kỷ cương, bảo đảm tính liên tục của giáo lý, từ đó bác bỏ mọi cải cách. Về chủ nghĩa Tômát mới, người ta cũng chỉ nói tới phần thần học dựa trên triết học Arixtốt đã bị làm khô cằn do Gi.Maritanh đề xướng, còn phần "lý tính", "khoa học" thì chẳng có là bạo. Chủ nghĩa Tâyia chỉ được giới thiệu trong một số nhà trí thức. Thậm chí cộng đồng Vatican II cũng bị xem thường và cho là không thích hợp. Địa vị của con người trong chủ nghĩa nhân vị ra sao ? Nó cho rằng, con người thực sự trở thành "nhân vị" là nhờ tinh thần tối cao của Chúa. Cho nên, giữa linh hồn và thể xác thì linh hồn là phần tâm linh bất biến, là động lực chính điều khiển đời sống con người. Còn thể xác là công cụ cần thiết để linh hồn biểu hiện. Từ nhận thức về vị trí hồn và xác, chủ nghĩa nhân vị kêu gọi con người phải ưu tiên quan tâm tới những "cần dùng tinh thần", còn cần dùng thể xác là thứ yếu, thậm chí là đáng khinh, bởi vì chân lý của Kinh Thánh đã dạy rằng: "Được cả thế gian mà mất linh hồn thì ích gì". Bằng lý luận về nhân vị này, giai cấp thống trị đã công nhiên bảo vệ chế độ bóc lột của nó bằng cách hướng con người vào việc giành lấy cái địa vị "linh ư Vũ trụ" đề linh hồn "tiêu dao nơi cõi phúc". Một nhà lý luận của Ngô Đình Diệm đã nói rằng, địa vị cao cả của con người còn ở cần lao, nhờ cần lao con người hoàn thành công trình nhân vị hóa của mình. Một ngưòi khác còn nói rõ thêm: cần lao ở xứ ta là nông dân. Dưới con mắt người theo chủ nghĩa duy linh thì việc “nhập thế", "phóng ngoại" để biến đổi thiên nhiên chủ yễu để "hoàn thành công trình nhân vị hóa" và như vậy, đám nông dân cần lao kia cũng chỉ cần hướng vào cái "căn bản duy linh" để thỏa mãn những "cần dùng tinh thần" thôi. Lao động (nhà lý luận của Diệm gọi là "cần lao") quả thực gắn liền với tình yêu khi nói về nhân vị. Nhưng chính sự gắn bó của hai lĩnh vực hoạt động này của con người càng phơi trần chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng của mọi triết học duy tâm. Chủ nghĩa duy linh - nhân vị kêu gọi một thứ tình yêu giữa người cần lao và kẻ bóc lộc cần lao ấy. Cái thứ tình yêu mà nó cho là "hạnh phúc nhất" ấy quả thực chỉ vĩnh viễn dành cho kẻ "lao tâm" để vĩnh viễn trị "người lao lực". Một tình yêu phi giai cấp như thế sẽ tạo nên một xả hội không giai cấp. Chủ nghĩa nhân vị coi đó là cơ sở xã hội của mục tiêu giải phóng nhân vị. Trong xã hội không giai cấp đó, nhà lý luận của Diệm đưa ra ba vị thuốc an thần hấp dẫn để an ủi người lao động: một là kẻ sang, ngưòi hèn, kẻ thống trị, người bị trị hơn kém nhau không phải vì quyền lực và lợi ích mà vì nhân vị. Cốt lõi của nhân vị ấy, xin nhắc lại một lần nữa, là linh hồn, là tinh thần; hai là, tất cả những người ở cõi trần này dù khác nhau ra sao thì cũng sẽ "bình đẳng trước Tạo hóa"; và ba là, cũng không phân biệt như trên, mọi người đều được tự do. Tự do ở đâu mà có ? do "Chúa phú cho". Theo cái lôgíc của chủ nghĩa duy linh - nhân vị, tự do của linh hồn là tối thượng vì giữa linh hồn và thân xác thì linh hồn là bất biến, bất tử. Chủ nghĩa duy linh - nhân vị chỉ thiết lập được sự bình đẳng và tự do trong vương quốc "tâm linh" mà thôi. Nó vẫn phải thừa nhận trong thế gian này, không những tồn tại mà cần tồn tại kẻ thống trị và người bị trị. Và nó đã mang tất cả mọi sức mạnh để bảo vệ cái trật tự ấy. Chủ nghĩa duy linh - nhân vị đã thần thánh hóa quyền lực của giai cấp thống trị. Nó cho rằng quyền xã hội là quyền do Chúa ủy thác cho người nào đó, để người ấy thay Chúa trị vì thiên hạ. Nó đòi hỏi mỗi nhân vị phải phục tùng quyền lực đó như một "sứ mạng", một "trách nhiệm" đối với Đấng Tạo hóa, thậm chí phải hy sinh tính mạng của mình cho quyền lực. Nó còn giải thích rõ ràng rằng bổn phận đối với chính phủ còn cao hơn đối với cha mẹ, nếu bổn phận đối với cha mẹ mười phần, thì bổn phận đối với chính phủ còn gấp trăm, nghìn lần, vì đây là "ân huệ tràn trề", "tình thương vô biên" của Tạo hoá ban phát cho loài người. Đề tài về quyền xã hội do Chúa ủy thác này rất gắn với chủ nghĩa nhân vị Mỹ mà có lúc Diệm đã thừa nhận. Khác với nhóm Muniê ở Pháp, nó ra sức bảo vệ chế độ tư bản chủ nghĩa, chế độ áp bức bóc lột. Tuy nhiên, đây không chỉ đơn thuần là việc bắt chưóc một học thuyết của nước ngoài. Đằng sau chủ nghĩa nhân vị Mỹ này, người ta thấy hiện lên hệ tư tưởng Khổng giáo với đạo "tam cương" hà khắc. Ấy là vũ khí tinh thần cần thiết của tập đoàn địa chủ mại bản ở miền Nam Việt Nam trong những năm 60. Quả thực, bên cạnh công giáo, chế độ Diệm cũng ra sức phục hồi những "ý niệm truyền thống", đặc biệt là Nho giáo. Người muốn nêu lên cái "luân lý, tâm lý khai phóng", cái "nội dung thiết thực" của Nho giáo, kẻ muốn hiện đại hóa Nho giáo bằng cách gán cho nó sứ mạng bênh vực tự do, nhân phẩm của con người. Như Diệm nói, Nho giáo và những triết học cổ đại của phương Đông khác đều đi tới "cái cơ chế của nhân vị con người" mà Diệm cho là "biết cừu địch mọi thứ chuyên chế và mọi thể thức độc đoán" (diễn văn đọc ở Đại học hành chính Hàn Quốc), nói rõ ra là chống cộng sản. Để thực hiện sứ mạng trên của Tạo hóa nhằm xây dựng một xã nội không giai cấp, "con đường nhân vị" trong xã hội mà những tư tưởng của Diệm đề ra là "đấu tranh một cách hòa bình", là "biện pháp êm ấm và nhân đạo", là "sự đồng tâm nhất trí", là "lao tư đoàn kêt và hợp tác”, vì "lao tư tưởng lợi và đồng hưởng", là "xây dựng một "nền văn hóa nhân vị", V.V.. Nhưng rồi ngay đến cái chủ nghĩa cải lương tầm thường này cũng không thực hiện được. Cuộc đấu tranh cách mạng ngày một lớn mạnh, chính quyền Diệm cùng với cái đảng phátxít mang tên "Cần lao - nhân vị" đã quyết liệt dùng khủng bố trắng chống lại nhân dân. Những khẩu hiệu chiến lược của nó như "Tiễu trừ cộng sản", "đả đảo thực dân'', "cương quyết bài phong", "cộng hòa xây dựng" được thực hiện không phải bằng một chủ nghĩa cải lương nào cả, mà bằng khói lửa và sắt thép. Nhưng tất cả đều được giải thích, được nhân danh "con đường theo sát nhân vị". Sự mâu thuẫn bên trong hệ tư tưởng của tập đoàn địa chủ tư sản mại bản chứng tỏ ngay từ đầu nó đã sa vào cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa duy linh - nhân vị còn bộc lộ ngay ở việc nó tìm tới chủ nghĩa nhân vị ở châu Âu. Trước cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản lũng đoạn với hệ tư tưởng kỹ trị của nó, giai cấp tư sản đã phải thay thế bằng một loạt chủ nghĩa phi lý, trong đó có chủ nghĩa nhân vị. Cũng như những bạn đồng hành phi lý của mình, chủ nghĩa nhân vị cũng phê phán xã hội công nghiệp, cũng phản ứng đối với chính trị, kỹ thuật, mặc dù đây chỉ là sự phê phán nội bộ trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản - cũng có thể gọi đó là giả phê phán. Chủ nghĩa duy linh - nhân vị của tập đoàn Ngô Đình Diệm, như họ đã thừa nhận, là cùng dòng họ với chủ nghĩa nhân vị ở phương Tây, nhưng là một chủ nghĩa phi lý dở này dở nọ: nó ca tụng chủ nghĩa duy linh - tinh thần, chủ nghĩa duy thần, tôn thờ nhân vị đặc hữu của con người, nhưng lại không kém nhiệt tình tán tụng chủ nghĩa kỷ trị, chủ nghĩa tự do của Mỹ - mặc dù cũng có đôi lời chê bai về tính duy lý, về văn minh kỹ nghệ - thừa nhận sự hiện thân của tính duy lý trong nhà nước không những đè bẹp nhân vị mà trái lại còn được coi như một sự giải phóng. HocTot.Nam.Name.Vn
|