Chú giải họcChú giải học có quan hệ trực tiếp với hiện tượng học và cả hai đều thúc đẩy sự phát triển của nhân học triết học. Với tư cách một phương pháp luận giải lịch sử, chú giải học xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX. Ngay từ đầu, tất cả những khái niệm của chú giải học đều đã quy tụ chung quanh phạm trù "thông hiểu". Chú giải học có quan hệ trực tiếp với hiện tượng học và cả hai đều thúc đẩy sự phát triển của nhân học triết học. Với tư cách một phương pháp luận giải lịch sử, chú giải học xuất hiện vào giữa thế kỷ XIX. Ngay từ đầu, tất cả những khái niệm của chú giải học đều đã quy tụ chung quanh phạm trù "thông hiểu". Ph. Slaiécmakhơ (F. Schielermacher) là một nhà viết tiểu thuyết thần học. Theo ông, sự thông hiểu không chỉ là nghệ thuật luận giải mà còn bao gồm cả vấn đề sáng tạo và khả năng giao tiếp giữa các cá nhân. Slaiécmakhơ cho rằng, trong thời kỳ cải cách tôn giáo, yếu tố tiềm thức đã đóng vai trò chủ yếu trong cuộc vận động sáng tạo của tư tưởng. Ông kết luận rằng, chú giải học có thể và còn hiểu tác giả tốt hơn người đó hiểu mình. V. Đintây (W. Dilthey), khác Slaiécmakhơ, cho rằng, chú giải học không liên quan với thần học, mà liên quan tới những động cơ cơ bản của "triết học đời sống". Theo quan điểm của chủ nghĩa Cantơ mới và theo cách phân loại của H. Ricke (H. Rickert), ông cũng chia khoa học thành khoa học về tự nhiên và khoa học về tinh thần hay khoa học về con người, khoa học luân lý. Khác với những người theo chủ nghĩa Cantơ mới chủ trương sử dụng phương pháp duy lý trong nghiên cứu lịch sử, Đintây cho rằng, phương pháp cơ bản trong khoa học tình thần là sự cảm ngộ mang tính linh giác. Cho nên khoa học xác lập những quan hệ chung giữa các sự kiện riêng lẻ, còn tôn giáo, thi ca và siêu hình học biểu thị nghĩa và ý nghĩa của toàn bộ chỉnh thể. Khoa học nghiên cứu nhận thức, còn tôn giáo, thi ca, siêu hình học nghiên cứu sự thông hiểu. K. Giátspe (K. Jaspers) và M. Haiđécghe (M.Heideigger) đã có ý đồ lý giải toàn bộ lịch sử triết học trên cơ sở của chú giải học. Giátspe cho rằng, mục đích của lịch sử triết học không phải là nhận thức mà là sự giao tiếp với các nhà triết học của quá khứ như những nhân cách cá biệt. Mỗi hệ thống triết học đều mang tính độc lập, tự lập hoàn toàn, bàng quang với bất cứ chân lý lịch sử chung nào. Nhằm phủ nhận tính kế thừa của tri thức triết học, tính hệ thống của lịch sử triết học. K.Giátse coi các nhà triết học lớn giống như "những đỉnh cao hay những mặt trời trong bầu trời đầy sao". Triết học không nhận thức thế giới mà chỉ luận giải cuộc sống và nhờ đọc được "các mật mã" mà "giao tiếp" được với thế giới đó. Rút cục, ý nghĩa cơ bản của triết học là ở lòng tin có tính triết học. Haiđécghe cũng luận giải về vòng chú giải học, một vấn đề trung tâm, một phạm trù chủ yếu của chú giải học. Chú giải học đặt vấn đề rằng: con người không thể có niềm tin mà không hiểu, nhưng con người phải tin để hiểu. Đó là một vòng tròn chú giải mà con người ta luôn vướng phải. Haiđécghe cho rằng, vòng tròn đó quyết không phải là circulus vitiosum (vòng luẩn quẩn). Hans Gióc Gađame (Hans Goerg Gadamer), nhà chú giải học tích cực nhất hiện nay cho rằng, đó là sơ đồ mà người ta có trước khi đọc một tác phẩm. Sơ đồ đó không ngừng thay đổi, nhưng không bao giờ thoát khỏi sơ đồ đó - nó là "tiền quan niệm", "tiền phán đoán” giống như "cấu trúc của cấu trúc" trong chủ nghĩa cấu trúc biến sinh. Vì sao những tiền phán đoán, tiền quan niệm trên lại giúp ta thoát khỏi vòng tròn chú giải học. Chú giải học trả lời rằng, khi đọc một văn bản, vấn đề đặt ra không phải tìm kiếm cái gì mà tác giả đã nói mà là những điều tác giả muốn nói với những người đương thời của mình, vì vậy, phải đọc nó một cách "có phê phán". Và thông điệp phải được hiểu qua sự đối thoại năng động với tác giả thì vấn đề chân lý mới được đặt ra. Chỉ có cách lý giải vươn tới tầm độ này qua sự phê phán thì văn bản mới đạt được tính thời đại. Như vậy, sự thách đố chú giải học theo các nhà chú giải học không phải bằng cái duy lý triết học, mà bằng sự thông hiểu, nói như Gađame, bằng tưởng tượng phục vụ cho nghĩa của cái gì đang được tra vấn. Với tham vọng cao hơn nữa, Gađame còn muốn vạn năng hóa phương pháp của chú giải học, biến nó thành một xu hướng triết học mới. Ông khẳng định rằng đối tượng cơ bản của chú giải học triết học là "tiền thông hiểu", "siêu thông hiểu" vì nó quy định tất cả các loại thông hiểu của các khoa học khác về con người. Tiếp tục tham vọng trên, người ta còn muốn, làm cho cả chủ nghĩa Mác xích lại gần chú giải học. Người ta muốn nói về chủ nghĩa Mác đa nguyên, về sự bình đẳng trong việc lý giải chủ nghĩa Mác, về nhiệm vụ hiểu Mác tốt hơn so với Mác hiểu mình v.v.. Tóm lại, chú giải học là một hình thức của chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa quy ước điển hình của triết học tư sản hiện đại. Nó coi chủ nghĩa tương đối về nhận thức học như tính quy định vĩnh cửu của ý thức triết học. Khi xem sự phát triển của nó, cần phải lưu ý tới mối liên hệ sinh thành và cấu trúc của nó với những trường phái khác của triết học tư sản, bởi vì nó thực hiện chức năng và đóng vai trò xã hội nhất định trong mối liên hệ đó. Nó tham gia như một bộ phận hợp thành của triết học tôn giáo, của hiện tượng học, của chủ nghĩa hiện sinh, của chủ nghĩa thực chứng, kể cả chủ nghĩa cấu trúc mà bề ngoài có vẻ đối lập nhau. Chính nhờ nó mà nhân học triết học với những biến thái khác nhau đã sinh sôi nảy nở. HocTot.Nam.Name.Vn
|