Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc MĩTóm tắt mục III. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục 1 1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của chiến tranh a) Tình hình các thuộc địa - Bắc Mĩ là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, đất đai màu mỡ, cư dân lâu đời. - Trong 2 thế kỉ XVII-XVIII, thực dân Anh tiêu diệt hoặc dồn người dân (In-đi-an) về phía tây, bắt người da đen ở châu Phi sang làm nô lệ để khai khẩn đất hoang, lập đồn điền. - Đầu thế kỉ XVIII, thực dân Anh đã thành lập được 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ theo con đường tư bản chủ nghĩa. Lược đồ 13 bang thuộc địa của Anh b) Nguyên nhân của cuộc chiến tranh - Thực dân Anh ngăn cản sự phát triển của công, thương nghiệp của thuộc địa. Dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa thuộc địa với chính quốc. Mục 2 2. Diễn biến cuộc chiến tranh - Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của thực dân Anh ở các thuộc địa Bắc Mĩ. - Từ 5 - 9 đến 26 - 10 - 1774, đại biểu các thuộc địa Bắc Mĩ đã họp Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a, đòi vua Anh xóa bỏ các luật cấm vô lí. Nhà vua không chấp nhận. - Tháng 4 - 1775, chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và các thuộc địa Bắc Mĩ. Nghĩa quân do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn chỉ huy. G. Oa-sinh-tơn - Ngày 4 - 7 - 1776, Tuyên ngôn Độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. - Ngày 17 - 10 - 1777, quân khởi nghĩa thắng một trận lớn ở Xa-ra-tô-ga. Chiến thắng của quân khởi nghĩa làm suy sụp tinh thần quân Anh, củng cố lòng tin vào thắng lợi của nhân dân các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Tiếp đó, nghĩa quân thắng nhiều trận khác, buộc Anh phải kí Hiệp ước Pa-ri 1783. Mục 3 3. Kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ a) Kết quả - Anh công nhận nền độc lập của 13 bang thuộc địa – một quốc gia mới ra đời – nước Mỹ. - 1787, Thông qua bản hiến pháp, củng cố vị trí của nhà nước. b) Ý nghĩa - Giải phóng Bắc Mĩ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. - Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. ND chính
Sơ đồ tư duy những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên
HocTot.Nam.Name.Vn
|