Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì?- Để tạo ra giá trị hàng hoá phải bao gồm cả lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao dộng vật hoá), tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c); lao động hiện tại (lao động sống) tức là lao động tạo ra giá trị mới (v + m). - Để tạo ra giá trị hàng hoá phải bao gồm cả lao động quá khứ và lao động hiện tại. Lao động quá khứ (lao dộng vật hoá), tức là giá trị của tư liệu sản xuất (c); lao động hiện tại (lao động sống) tức là lao động tạo ra giá trị mới (v + m). Đứng trên quan điểm xã hội mà xét, chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí này tạo ra giá trị hàng hoá. Ký hiệu giá trị hàng hoá là W, W = c + v + m. Về mặt lượng: chi phí thực tế = giá trị hàng hóa. - Đối với nhà tư bản, họ không phải bỏ ra chi phí lao động để sản xuất hàng hoá, cho nên họ không quan tâm đến điều đó. Trên thực tế, họ chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v). Do đó, nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản, chứ không tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội. C. Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chu nghĩa, ký hiệu: (k), k = c + v. Vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hoá. Khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, thì công thức giá trị hàng hoá W = c + v + m sẽ chuyển thành W = k + m. Như vậy, giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau về cả mặt chất lẫn mặt lượng: Về mặt lượng: chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn nhỏ hơn chi phí thực tế hay giá trị hàng hoá: (c + v) < (c + v + m) Về mặt chất: chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hoá, còn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản mà thôi, nó không tạo ra giá trị hàng hoá. Vì vậy, C. Mác chỉ rõ phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hoá, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị. Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k) che đậy bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị hàng hoá: W = k + m, trong đó k = c + v. Nhìn vào công hức trên thì sự phân biệt giữa c và v đã biến mất, người thấy dường như k sinh ra m. Chính ở dây chi phí lao động bị che lấp bởi chi phí tư bản (k), lao động là thực thể, : nguồn gốc của giá trị thì bị biến mất và khi đó không ít người lầm tưởng hình như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư. HocTot.Nam.Name.Vn
|