Câu 4 trang 115 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Giải bài tập Câu 4 trang 115 SGK Sinh học 11 Nâng cao
Đề bài
Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau do đâu?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Cơ thể cần có cách mã hóa các thông tin thu nhận được và truyền đi để đảm bảo các phản ứng được chính xác.
Lời giải chi tiết
Động vật có thể nhận biết, phân biệt được các kích thích khác nhau là do mã thông tin thần kinh: Thông tin nhận được từ các cơ quan thụ cảm khác nhau bị kích thích với cường độ và tần số khác nhau đều được truyền đi dưới dạng xung thần kinh về trung ương.
Những thông tin đó đã được mã hóa (gọi là mã thông tin thần kinh) và trung ương thần kinh sẽ giải mã để nhận biết thông tin một cách chính xác.
* Đối với các thông tin có tính chất định tính, chúng được mã hóa bằng chính các nơron riêng biệt khi bị kích thích.
* Đối với các thông tin có tính chất định lượng thuộc các thông tin về cường độ kích thích sẽ được mã hóa theo hai cách:
- Cách mã hóa thứ nhất phụ thuộc vào ngưỡng kích thích của các nơron. Các kích thích yếu có thể gây hưng phấn các nơron có ngưỡng kích thích thấp, còn các kích thích mạnh sẽ gây hưng phấn các nơron kém nhạy cảm, đòi hỏi ngưỡng kích thích cao. Như vậy là những thông tin về cường độ kích thích đã được mã hóa bằng loại nơron và số lượng nơron.
- Cách mã hóa thứ hai phụ thuộc tần số xung thần kinh. Đối với các kích thích mạnh thì tần số xung càng cao. Chẳng hạn, các kích thích yếu có thể phát xung có tần số thấp (chỉ 6 xung/giây) trong lúc kích thích mạnh tần số xung có thể đạt tới 600 xung/giây.
hoctot.nam.name.vn
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay