Bài 29 trang 67 SGK Hình học 10

Tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c và có diện tích S.

Đề bài

Tam giác \(ABC\) có \(BC = a, CA = b, AB  = c\) và có diện tích \(S\). Nếu tăng cạnh \(BC\) lên \(2\) lần đồng thời tăng cạnh \(CA\) lên \(3\) lần và giữ nguyên độ lớn của góc \(C\) thì khi đó diện tích tam giác mới được tạo nên bằng:

A. \(2S\)                     B. \(3S\)

C. \(4S\)                     D. \(6S\).

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng công thức tính diện tích \(S = {1 \over 2}ab\sin C \)

Lời giải chi tiết

Ta có: \(S = \frac{1}{2}ab\sin C\)

Khi tăng cạnh \(BC\) lên \(2\) lần ta được \(a'=2a\).

Tăng cạnh \(CA\) lên \(3\) lần ta được \(b'=3b\).

Giữ nguyên độ lớn góc C nên \(\sin C' = \sin C\).

Vậy \(S' = \frac{1}{2}a'b'\sin C' = \frac{1}{2}.2a.3b.\sin C \) \(= 6.\frac{1}{2}ab\sin C = 6S\)

 Vậy chọn D

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Bài 30 trang 67 SGK Hình học 10

    Giải bài 30 trang 67 SGK Hình học 10. Cho tam giác DEF có DE = DF =10cm và EF = 12cm. Gọi I là trung điểm của cạnh EF. Đoạn thẳng DI có độ dài là:

  • Bài 28 trang 66 SGK Hình học 10

    Giải bài 28 trang 66 SGK Hình học 10. Tam giác ABC có AB = 9cm, AC = 12cm, BC = 15cm. Khi đó đường trung tuyến AM của tam giác có độ dài là:

  • Bài 27 trang 66 SGK Hình học 10

    Giải bài 27 trang 66 SGK Hình học 10. Tam giác ABC vuông cân tại A và nội tiếp trong đường tròn tâm O bán kính R. Gọi R là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC.

  • Bài 26 trang 66 SGK Hình học 10

    Giải bài 26 trang 66 SGK Hình học 10. Tam giác ABC có A = (10, 5), B = (3, 2), C = (6, -5). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • Bài 25 trang 66 SGK Hình học 10

    Giải bài 25 trang 66 SGK Hình học 10. Trong các cách phát biểu sau đây, hãy chọn cách phát biểu đúng.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close