Câu 15 trang 28 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng caoa. Vẽ đồ thị của hàm số y = sinx rồi chỉ ra trên đồ thị đó các điểm có hoành độ thuộc khoảng (-π ; 4π) là nghiệm của mỗi phương trình sau :
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
a. Vẽ đồ thị của hàm số \(y = \sin x\) rồi chỉ ra trên đồ thị đó các điểm có hoành độ thuộc khoảng \((-π ; 4π)\) là nghiệm của mỗi phương trình sau : 1. \(\sin x = - {{\sqrt 3 } \over 2}\) 2. \(\sin x = 1\) b. Cũng câu hỏi tương tự cho hàm số \(y = \cos x\) đối với mỗi phương trình sau 1. \(\cos x = {1 \over 2}\) 2. \(\cos x = -1\). LG a Vẽ đồ thị của hàm số \(y = \sin x\) rồi chỉ ra trên đồ thị đó các điểm có hoành độ thuộc khoảng \((-π ; 4π)\) là nghiệm của mỗi phương trình sau : 1. \(\sin x = - {{\sqrt 3 } \over 2}\) 2. \(\sin x = 1\) Lời giải chi tiết: \(1/\,\sin x = - {{\sqrt 3 } \over 2} \) Vẽ đường thẳng (d): \(y = - {{\sqrt 3 } \over 2}\). Ta thấy trong khoảng \((-π ; 4π)\) thì (d) cắt đồ thị hàm số \(y=\sin x\) tại các điểm có hoành độ: \({x_1} = - {\pi \over 3};{x_2} = {{5\pi } \over 3};{x_3} = {{11\pi } \over 3}\); \({x_4} = - {{2\pi } \over 3};{x_5} = {{4\pi } \over 3};{x_6} = {{10\pi } \over 3}\). Kiểm tra bằng cách đại số: \(\begin{array}{l} *Với \(x = - {\pi \over 3} + k2\pi \,\text{ và }\,x \in \left( { - \pi ;4\pi } \right)\) ta có nghiệm : \({x_1} = - {\pi \over 3};{x_2} = {{5\pi } \over 3};{x_3} = {{11\pi } \over 3}\) * Với \(x = {{4\pi } \over 3} + k2\pi \,\text{ và }\,x \in \left( { - \pi ;4\pi } \right)\) ta có nghiệm : \({x_4} = - {{2\pi } \over 3};{x_5} = {{4\pi } \over 3};{x_6} = {{10\pi } \over 3}\) 2/ \(\sin x = 1 \Leftrightarrow x = {\pi \over 2} + k2\pi \) Vẽ đường thẳng \(d_2:y=1\). Trong khoảng \((-\pi;4\pi)\) thì \(d_2\) cắt đồ thị hàm số \(y=\sin x\) tại hai điểm phân biệt có hoành độ là: \({x_1} = {\pi \over 2};{x_2} = {{5\pi } \over 2}.\) Kiểm tra lại bằng cách đại số: * Với \(x = {\pi \over 2} + k2\pi \,\text{và}\,x \in \left( { - \pi ;4\pi } \right)\) ta có nghiệm : \({x_1} = {\pi \over 2};{x_2} = {{5\pi } \over 2}.\) LG b Cũng câu hỏi tương tự cho hàm số \(y = \cos x\) đối với mỗi phương trình sau 1. \(\cos x = {1 \over 2}\) 2. \(\cos x = -1\). Lời giải chi tiết: Tương tự câu a) ta có hình vẽ sau : 1. Nghiệm của phương trình \(\cos x = {1 \over 2}\) thuộc khoảng \((-π;4π)\) là : \({x_1} = - {\pi \over 3};{x_2} = {\pi \over 3};{x_3} = {{5\pi } \over 3};\) \({x_4} = {{7\pi } \over 3};{x_5} = {{11\pi } \over 3}\) 2. Nghiệm của phương trình \(\cos x = -1\) thuộc khoảng \((-π ; 4π)\) là : \(x_1= -π\), \(x_2 = π\), \(x_3= 3π\) HocTot.Nam.Name.Vn
|