Thành ngữ lên án những con người không còn chút tình nghĩa nào với người khác, đối xử với nhau một cách tàn nhẫn.

Cạn tàu ráo máng.


Thành ngữ lên án những con người không còn chút tình nghĩa nào với người khác, đối xử với nhau một cách tàn nhẫn.

Giải thích thêm
  • Cạn: tình trạng đã hết hoặc gần hết, không còn mấy nữa.

  • Máng: dụng cụ đựng thức ăn cho lợn, gà,... (các loại gia súc nói chung).

  • Ráo: hết tất cả, không còn chừa một cái gì.

  • Tàu: ban đầu dùng để chỉ dụng cụ đựng thức ăn cho ngựa, sau dùng để chỉ chuồng ngựa.

  • Thành ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ. Thành ngữ đã mượn hành động con người đối đãi tệ bac với các loài động vật, để chúng chết đói để ẩn dụ cho việc con người hết tình nghĩa với nhau.

Đặt câu với thành ngữ: 

  • Dù đã nhiều lần được giúp đỡ, nhưng anh ta vẫn cạn tàu ráo máng, không biết đền ơn đáp nghĩa.

  • Dù đã từng là bạn thân, nhưng khi lâm vào cảnh khốn cùng, họ cũng cạn tàu ráo máng, không hề giúp đỡ nhau.

  • Vì tham vọng quyền lực, hắn ta đã cạn tàu ráo máng, phản bội lại những người đã tin tưởng và ủng hộ mình.

Thành ngữ, tục ngữ đồng nghĩa: Cạn tình cạn nghĩa.

Thành ngữ, tục ngữ trái nghĩa: Ăn ở như bát nước đầy.

Nguồn gốc của thành ngữ Cạn tàu ráo máng

Ban đầu, thành ngữ này được dùng để chỉ sự chăm sóc thiếu chu đáo của con người đối với vật nuôi như voi, ngựa, lợn và các gia súc khác.

Ở trong thành ngữ này, máng là dụng cụ đựng thức ăn cho lợn và các gia súc, tàu cũng là một loại máng dùng để đựng thức ăn cho voi và ngựa. (Về sau tàu còn được dùng để chỉ chỗ nhốt voi nhốt ngựa). Trong trường hợp này tàu có nghĩa là chuồng. Đối với những con vật quý, giúp đỡ cho con người khỏi những nỗi nhọc nhằn trong việc thồ chở hàng hoá, các vật liệu nặng, hoặc cung cấp cho người thịt ăn hàng ngày như vậy mà phải để cho cạn ráo máng, để phải chịu đói, chịu khát cùng kiệt thế, âu cũng là một sự tàn nhẫn quá mức.

Nhưng nói vật là để nói người vậy. Đã cạn tàu ráo máng với nhau thì còn đâu là tình nghĩa; con người lúc đó sẽ đối xử với nhau một cách tàn nhẫn

close