Cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xaĐọc văn Nguyễn Minh Châu, người đọc bao giờ cũng nhìn thấy “đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc” của nhà văn nhìn vào nội tâm và cả cuộc đời nhân vật.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý I. Mở bài - Giới thiệu Nguvễn Minh Châu và vị trí mở đường trong công việc đổi mới văn học sau năm 1975. - Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một minh chứng tiêu biểu, thế hiện những đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong cách nhìn hiện thực. Tác phẩm được viết trong giai đoạn sáng tác thứ hai của nhà văn (những năm 80). II. Thân bài 1. Giới thiệu vài nét về sự đổi thay của Nguyền Minh Châu trong hai chặng đường sáng tác (trước và sau 1975). Đoc tác phẩm Nguyễn Minh nhâu có thể hình dung khá rõ quá trình vận động về tư tưởng, tình cảm cũng như trăn trở, tìm tòi đổi mới cách tiếp cận cuộc sống là bút pháp sáng tạo với những đóng góp đáng trân trọng. Sau chiến tranh, sau không khí tráng ca có phần lí tưởng một thời mà cả nước hướng ra mặt trận, khi hòa bình lập lại, mọi người mới có điều kiện bình tâm để nhìn rõ hơn những góc khuất của đời thường, những phức tạp mới nảy sinh trong đời sống con người. 2. Điểm hiện diện của Nguyễn Minh Châu xuất phát từ tình huống của tác phẩm (tình huống nhận thức). a. Đó là cái nhìn mang tính chất khám phá sự thật: Đằng sau bức ảnh chụp con thuyền rất dẹp. cái đẹp ngoại cảnh tuyệt đỉnh mà người phóng viên thu được ẩn chứa một cuộc sống vật lộn với những luồng tư tưởng khác nhau mà không gì thỏa hiệp hay giải quyết một cách giải quyết được một dễ dàng. b. Cách nhìn về con người: Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là người phụ nữ. Trong con người xấu xí, lầm lụi cam chịu ấy còn có một con người khác mà ta không hay biết. Chị có cái nhìn mà chỉ người trong cuộc mới thấy, cái nhìn đó gắn với thực tế: lo lắng cho số phận của đứa con cho cuộc lênh đênh trên biển. Như vậy, sau chiến tranh trở về, quan tâm hơn đến đời sống cá nhân của con người, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những bão tố của cuộc sống gia đình. Nhưng sự giải quyết những mâu thuẫn của cuộc sống thực tại (gia đình người dân chài) không hề dễ dàng. Bởi vì sự việc, con người tôn trọng những mối quan hệ đa chiều, hết sức phức tạp. c. Cái mới trong cách nhìn của Nguyễn Minh Châu: Ông đã thu nhỏ ống kính quay của mình trong phạm vi cuộc sống gia đình, một nội diện hẹp hơn nhưng lại mở ra nhiều điều lớn lao, sâu sắc. Trong bức tranh nhỏ, chứa đựng tất cả các vấn đề xã hội. So sánh với Mảnh trăng cuối rừng - truyện ngắn viết trong thời kì đấu tranh chống Mĩ ở miền Bắc 1970, lúc này con người cuộc sống mang vẻ đẹp lí tưởng vì yêu cầu của thời đại. Nhà văn cần khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện, cái cao cả với cái sâu xa, thấp hèn... Trước sau, Nguyễn Minh Châu vẫn là một con người suốt đời đi săn tìm cái đẹp, tìm cái “hạt ngọc” ẩn sâu trong tâm hồn con người đó là “mảnh trăng cuối rừng”, là “chiếc thuyền ở ngoài xa”, song đã có sự đổi thay trong cách nhìn về hiện thực vì cuộc sống và tâm thế sáng tạo. d. Về nghệ thuật: Sự sáng tạo tình huống để nhân vật va chạm với suy nghĩ của các nhân vật khác, cũng giống như Bức tranh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa tiếp tục sự khám phá cuộc sống ở cách nhìn đa diện, phức tạp về con người. Về những số phận, những cảnh đời. III. Kết hài
- Từ thiên hướng khai thác hiện thực đời sống thuận chiều, một chiều trước 1975, với những tác phẩm đậm đà chất lãng mạn cách mạng và sử thi, những tác phẩm ở chặng sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu trở về với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo nhằm khám phá những phức tạp mới nảy sinh sau chiến tranh. Sự đổi mới trong cách nhìn hiện thực, khát vọng của mình về khả năng tác động kì diệu của văn học đối với đời sống và con người; đặt vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Bài mẫu Bài tham khảo số 1: Nguyễn Minh Châu đã mang đến những sáng tạo mới cho nền văn học trước và sau 1975, khẳng định một tay nghề vững chắc và có sức đi xa: Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Những người từ trong rừng ra (1982), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983)... Từ đầu thập kỉ 80 trở đi, Nguyễn Minh Châu là một trong những người tiên phong của sự nghiệp đổi mới nền vàn xuôi Việt Nam. Tiêu biểu cho sự đổi mới này, có thể kể đến tác phẩm như: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu, Hành khách ở xa quê, Bến quê, Phiên chợ Giát... Quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật ở Nguyễn Minh Châu trước hết thể hiện trong cách nhìn hiện thực. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (1987) được xem là một tác phẩm tiêu biểu cho cách nhìn đó. Đọc tác phẩm Nguyễn Minh Châu, có thế hình dung khá rõ quá trình vận động tư tưởng tinh cảm cũng như những tìm tòi, đổi mới cách tiếp cận đời sống và bút pháp sáng tạo, với những đóng góp đáng trân trọng. Trong những năm tháng chiến tranh, điều người ta cần nhất ở con người (những chuẩn mực thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách) là sự cống hiến, hi sinh cho Tổ quốc Con người được đặt trong những mối quan hệ chủ yếu (để bộc lộ những phẩm chất đạo đức cách mạng) với kẻ thù, với đồng chí, với nhân dân. Các tác giả thời chiến tranh đã khá triệt để trong việc thi vị hóa nhân vật để khẳng định niềm tin vào tính chất “bất khả chiến bại” của cái đẹp tinh thần, của cái thiện. Sau chiến tranh, sau không khí tráng ca, mọi người có điều kiện bình tâm để nhìn lại, rõ hơn, kĩ hơn về những góc khuất cùa đời thường những phức tạp mới nảy sinh trong đời sống con người, thậm chí trong mỗi bản thân con người. Trong đó có cả chiều sâu, sự chín chắn của cái nhìn quá khứ hãy còn ấm nóng. Nguyễn Minh Châu đã làm công việc của người đi khai phá, mở đường với những ngã rẽ mà sau này, nền văn học sẽ đi qua. Tác giả viết về chiến tranh để đối diện với hai vấn đề: hồi ức đẹp đẽ và sự tự vấn lương tâm. Bức tranh là một ví dụ. Bất hạnh vẫn còn đeo bám tới hòa bình, một thứ khổ đau không có màu khói súng. Từ tác phẩm này, nhà văn gửi gắm một thông điệp khẩn thiết cùng với niềm tin ở khả năng thức tỉnh để sự hoàn thiện của những lớp son hào nhoáng của danh vọng, là những sự thật tàn nhẫn, những sự dối trá ngọt ngào, một điều thất tín đã khoét sâu thêm những mất mát tưởng như không còn nữa. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyền Minh Châu đã để cho người nghệ sĩ (trước là người lính) trở về vùng đất từng là chiến trường cũ. Tại đây anh đã gặp nhiều điều “trớ trêu và bất ngờ”. Nhà văn tạo điểm nhìn hiện thực bằng cách xây dựng tình huống cho tác phẩm. Đây là “tình huống nhận thực”, nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu. Cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống. Tình huống đó là sự kiện, người nghệ sĩ trong giây phút tâm hồn thăng hoa, bất ngờ chứng kiến cảnh đôi vợ chồng từ con thuyền “thơ mộng” bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Tình huống này còn được lặp lại một Lần nữa. Nó có ý nghĩa bộc lộ rõ mối quan hệ, khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất tính cách, con người tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm trong cuộc đời con người, tạo ra những điều vỡ lẽ, giúp nhà văn nhìn sâu nơn vào hiện thực, vào con người, trong tình huống ấy, lão đàn ông tự lộ diện là một kẻ vũ phu, độc ác, người đàn bà thì cam chịu, nhẫn nhục. Tình huống ấy, buộc Phùng phải có một cách nhìn đời khác hẳn: không chỉ bằng con mắt một nghệ sĩ chỉ biết rung động say mê trước vẻ đẹp của ngoại cảnh thuần túy”, của cảnh biển thuyền lúc sớm mai. Đó là cái nhìn mang tính sự thật. Đằng sau bức ảnh chụp con thuyền rất đẹp, cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, một vẻ đẹp đơn giản và toàn bích mà người phóng viên đã thu được ẩn chứa một cuộc sống đầy vật lộn giống như trang văn của Nam Cao ngày trước, màn sương khói lãng mạn, thơ mộng của cảnh biển thuyền sớm mai - thứ “ánh trăng xanh huyền ảo” ban mai ấy đã che đậy những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xâu xa (Trùng sáng - Nam Cao). Dưới màn sương lãng mạn, từ tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp, con mắt tinh tế nhà nghề của một người nhiếp ảnh, con thuyền ngư phủ đẹp như một bút mực tàu của một danh họa thời cổ chỉ là thứ nghệ thuật xa xôi, là cái đẹp mong manh, siêu thực. Phải chăng cái “chân lí của sự toàn thiện”, cái làm nên “khoảnh khắc trong ngần” của tâm hồn vẫn chỉ là điều mà ta đang tìm kiếm, theo đuổi. Sự thực không hiện lên ở đó mà khoảng khắc ngay sau đó. Thêm một chút, nán lại, thật bất ngờ, chỉ trong giây phút, người đó. Thêm một chút nán lại, thật bất ngờ, chỉ trong giây phút người nghệ sĩ vừa thấy được cái xa mờ của nghệ thuật lại chạm trán ngay với một hiện thực trần trụi. Sự cay đắng phũ phàng đã thay thế cho niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn. Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ trong sương sớm ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, tàn nhẫn coi việc đánh vợ như một phương cách để giải tỏa uất ức. Sự ngang trái, xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là một thứ thuốc rửa quái đản, là những thước phim huyền diệu mà người nhiếp ảnh dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp. Câu hỏi mà người đọc cũng như nhân vật “tôi” đặt ra là: Nguyên nhân nào khiến lão đàn ông đánh vợ? Vì sao người đàn bà không chống đỡ hay chạy trốn? Hiện thực được miêu tả như một câu chuyện cổ tích mà kết thúc không có hậu (không có sự giái thoát cho một bi kịch gia đình, một số phận bất hạnh). Với một khách du lịch, bãi biển đẹp như là nơi lí tưởng cần đến. Nhưng những người dân chài luôn bên biển, họ quan tâm gì tới cái đẹp của biển. Cũng như khách tham quan trầm trồi trước những bông tuyết hiếm hoi trên vùng núi Đà Lạt. Ẩn đằng sau những bông tuyết trắng ngần đẹp đẽ ấy là nỗi lo mất mùa của người nông dân, là sự rét mướt, lạnh cóng khó chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt. Cuộc sống người dân chài vùng biển là một cuộc mưu sinh đầy vặt lộn, lam lũ. Có những khi trời biển động suốt hàng tháng, cả gia đình vợ chồng con cái phải toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối. Gia đình họ đông con, lại không có nơi ở ổn định vì không thể bỏ nghề. Đàn ông thuyền khác thường uống rượu, còn lão chồng của người đàn bà này lúc nào thấy khổ quá lại xách vợ ra đánh như một sự trả thù cho số kiếp. Thực tế đó quả là bài toán khó, mầm độc ấy không phải thứ kẻ thù như trong chiến tranh mà một người lính đã từng cầm súng chiến đấu như nhân vật Đẩu có thể giải quyết hay thỏa hiệp, chấp nhận một cách dề dàng. Cuộc sống người dân chài vùng biển đầy giồng bão. Con thuyền ngư phú phải chống chọi với nhiều sóng gió của biển khơi trong những ngày giông bão. Nhưng còn một thứ giông bão do chính con người tạo ra, nghiệt ngã và cay đắng. Sức tàn phá, hậu quả mà nó để lại thật thê thám khủng khiếp, đau xót không kém gì giông bão tự nhiên. Đó là thứ giông bão nổi lên từ lòng thuyền, từ trong con thuyền. Đó là cuội sống đói nghèo, lam lũ mà chính con người gây ra cho con người. Nạn bạo hành trong gia đình ấy sẽ làm tổn thương những đứa trẻ, những tâm hồn lẽ ra phải được nuôi dưỡng bởi một cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Từ cái nhìn hiện thực mang tính chất khám phá, phát hiện, có chiều sâu, Nguyễn Minh Châu muốn phê phán cái nhìn lãng mạn, một chiều với cuộc sống. Nhà văn đặt ra vấn đề trách nhiệm của người nghệ sĩ, của nghệ thuật phải đào sâu, phải khám phá, nhẫn nại với thực tế, dù thực tế ấy phũ phàng (cảnh tượng đau xót người đàn ông đánh vợ, cùng một sự đời phi lí: người vợ khốn khổ xin tòa đừng bắt chị ta bỏ chồng). Cùng từ cái nhìn hiện thực mang tính khám phá ấy, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đưa ra cách nhìn có chiều sâu của nhà văn về con người, làm câu chuyện gây ấn tượng vang gợi lên những cảm nghĩ khác nhau về các nhân vật. Nhân vật trung tâm trong tác phẩm là người phụ nữ, một người không có tên tuổi cụ thể, một người đàn bà bình thường như bao phụ nữ dân chài khác nhưng số phận của chị được tác giả tập trung tái hiện và được người đọc quan tâm nhất. Con người xấu xí (ngoại hình thô kệch), mặt rỗ, lúc nào cũng xuất hiện với một “khuôn mặt mệt mỏi” ấy, nhìn chị, ta thấy cả cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn. Nhưng trong con người xấu xí, lầm lũi, cam chịu ấy còn có một con người khác mà Phùng không hay biết. Chị có cái nhìn mà chỉ người trong cuộc mới thấy. Người phụ nữ có lẽ không bao giờ nhận thấy được vẻ đẹp của bãi biển, của con thuyền nhưng đã nhìn ra được nguyên nhân làm lão chồng mình trở nên đổi tính, trái nết (vì cuộc sống khổ quá) để mà tha thứ. Chị có thể giải thoát mình khỏi bi kịch gia đình bằng cách li hôn với chồng, nhưng lại coi bất hạnh của mình là lẽ đương nhiên bởi trong cuộc mưu sinh không dễ dàng gì trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh, biết nghề, chỉ vì có những đứa con cần được sống và lớn lên. Trong những chuỗi ngày cực nhọc, lam lũ, chị cũng biết chắt gạn niềm vui: “Ở trên thuyền, cũng có lúc vợ chồng, con ai chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ”. “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi, chúng nó được ăn no”. Vậy là cái vỡ ra trong đầu Đẩu (vị chánh án miền biển) và cũng là của Phùng là: người đàn bà không phải là không mơ đến một hạnh phúc, không nghĩ đến nỗi khổ cực, tủi nhục của mình. Đằng sau cái sự lạc hậu mà người đàn bà tự biết là cả một sự thấu hiểu lẽ đời, cả một sự hi sinh đáng quý. “Nhưng tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự hâm trầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rét ra bề ngoài”. Không phải chị không biết chuyện gia đình mình làm cho người ngoài cũng bất bình, nhưng liệu sự bất bình của mọi người có đem đến sự thay đổi nào cho cuộc sống của chị? Cái lão đàn ông tàn bạo đó, chị vẫn cần sao, vì cuộc sống của những đứa con, vì chiếc thuyền trên biển không thế để bàn tay một người đàn bà chèo lái. Cái nhìn của chị gắn bó với thực tế: sự lo lắng cho số phận những đứa con, cho cuộc sống lênh đênh trên thuyền. Như vậy, sau chiến tranh, trở về với đời sống cá nhân, với thực tế đời thường của cuộc sống con người, Nguyễn Minh Châu đã khám phá ra những bão tố trong cuộc sống gia đình. Nhưng sự giải quyết mâu thuẫn của cuộc sống thực tại (qua gia đình người dân chài) không hề dễ dàng. Không chỉ đơn giản là khuyên người đàn bà li hôn, không phải cứ gọi lão chồng lên tòa để giáo dục là xong Cái xấu, cái ác trong con người không phải cứ không thích là có thể loại bó đi được. Như lão Khùng trong Phiên chợ Giát đã nghĩ: cứ bán con bò đi là bỏ được cái phần u tối của mình. Nhưng làm sao có thể được. Có vấn đề thuộc về cá nhân (lão chồng) nhưng cũng có vấn đề thuộc về cái chung, chuyện miếng cơm manh áo, việc làm cho người lao dộng. Thực tế không thuận chiều như người ta vẫn nghĩ, bởi con người tồn tại trong những mối quan hệ đa chiều, hết sức phức tạp. Nguyễn Minh Châu đã thu nhỏ ống kính của mình trong phạm vi cuộc sống gia đình - một nội diện hẹp hơn nhưng lại mở ra những điều không kém phần lớn lao, sâu sắc và cả nhức nhối nữa. Trong bức tranh nhỏ ấy chứa đựng cả một vấn đề xã hội, vấn đề nhân sinh. Điều thống nhất trong hành trình sáng tạo của Nguyền Minh Châu luôn vẫn là “nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người” về cuộc sống. Đây cũng là lí do mà Nguyễn Minh Châu một đời cầm bút với hi vọng. “Văn học sinh ra đời để gìn giữ trong từng con người - một cái gì hết sức mong manh và luôn luôn run rẩy... một cái gì đó thật là như vậy, nhưng thiếu nó trong con người thì y rằng con người ấy không thể sống giữa quần thể loài người được, và trở thành một tại họa cho loài người (Nhật kí - Nguyễn Minh Châu). Cái mầm ác trong con người không phải bây giờ mới mọc ra, có ai đó đã nói rằng chất độc nằm ngay trong sự sống. Lão chồng là một nhân vật vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính người thân mình. Phải làm sao để nâng cao cái phần thiện, phần người trong những kẻ thô bạo ấy. Nhà văn trong hàng loạt tác phẩm viết sau năm 1980 đã đối chứng với rất nhiều quan niệm bảo thủ, lệch lạc về cuộc đời con người; về văn chương, nghệ thuật đã từng có thời thống trị trong ý thức xã hội, trong văn chương. Sự thật nghiệt ngã được mô tả trong Chiếc thuyền ngoài xa đã xua tan làn khói lãng mạn phủ lên hình ánh từ lâu trở nên quen thuộc về cuộc sống ngư phủ dưới cánh buồm mời ảo, ban mai lên trên không gian rộng lớn của biển cả. “Cùng với Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu còn hàng loạt tác phẩm chứa đựng ý nghĩa rộng lớn sâu xa, nó khiến ta giật mình nếu quen nghĩ rằng cuộc đời đã hết đau thương, nó khơi gợi người cầm bút nên nhìn kĩ vào những gì sau vẻ đẹp bề ngoài để nhớ tới trách nhiệm của người nghệ sĩ trước cuộc sống, trước con người. Tư duy nghệ thuật dù đổi mới đến đâu thì cũng không thể vượt qua những quy luật của chân, thiện, mĩ, quy luật nhân bản. Nhà văn chân chính có sứ mệnh khởi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mệnh mông” (Lã Nguyên). Trước sau, Nguyễn Minh Châu vẫn là người đi săn tìm cái đẹp, tìm cái hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người. Đó phải chăng là ý nghĩa của những biểu tượng như “mảnh trăng cuối rừng”, “chiếc thuyền ngoài xa”? Có sự đổi thay trong cách nhìn của nhà văn bởi thực tế và tâm thế sáng tạo của nhà văn đã khác trước, bởi cuộc sống hòa bình khác với cuộc sống chiến tranh. Về nghệ thuật, điều làm nên thành công của tác phẩm như đã nói trên đó là sự sáng tạo tình huống để các nhân vật tự thể hiện, tình huống làm cho con người phải thay đổi cách nhìn, cách quan niệm của mình. Nó được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, sự thật cuộc đời (Đặng Hiển). Tác phẩm vẫn là sự tiếp tục khám phá cuộc sống như trong Bức tranh, với cách nhìn đa diện và phức tạp. Ông đã nhìn cuộc sống đời thường với một mối quan tâm đậc biệt để chỉ ra những vấn đề bên trong của nó và làm cho người đọc cũng phái nhìn sự vật, cuộc sống, con người theo kiểu của mình, từ đó cùng suy nghĩ tìm ra cách giải quyết một cách thỏa đáng tóm lại là tìm đọc ra đáp số cho bài toán nghịch lí của cuộc đời. Đọc văn Nguyễn Minh Châu, người đọc bao giờ cùng nhìn thấy “đôi mắt mở to, khắc khoải, bồn chồn, đầy nghiêm khắc” của nhà văn nhìn vào nội tâm và cả cuộc đời nhân vật. Viết văn, với Nguyễn Minh Châu, luôn là sự thực hiện khát vọng tác động đối với đời sống và con người, là đặt ra những vấn đề về mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây: HocTot.Nam.Name.Vn
|