Cách mạng Tân Hợi (1911)Tóm tắt mục III. Cách mạng Tân Hợi (1911). Dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Mục 1 1. Nguyên nhân bùng nổ - Ngày 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt”, thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. => Sự kiện này đã châm ngòi cho cách mạng Tân Hợi bùng nổ. Mục 2 2. Diễn biến: - Ngày 10 - 10 - 1911, Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi tại Vũ Xương, sau đó lan sang tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc. - Ngày 29 - 12 - 1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. - Tháng 2 - 1912, Tôn Trung Sơn đã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan đại thần của nhà Thanh), đồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống Cách mạng coi như chấm dứt. Lược đồ Cách mạng Tân Hợi Mục 3 3. Ý nghĩa: - Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa ở Trung Quốc phát triển. - Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong đó có Việt Nam. - Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, đó là: + Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc. + Không tích cực chống phong kiến đến cùng. + Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. ND chính
Sơ đồ tư duy Sơ đồ tư duy Cách mạng Tân Hợi (1911)
HocTot.Nam.Name.Vn
|