Cách dùng giới từ với động từ bị động

Như đã nói, nếu nhân tố trung gian được đề cập nó sẽ có by đi trước: — Chủ động : Dufy painted this picture (Dufy đã vẽ bức tranh này )Bị động : This picture was painted by Dufy

A. Như đã nói, nếu nhân tố trung gian được đề cập nó sẽ có by đi trước :

— Chủ động : Dufy painted this picture

(Dufy đã vẽ bức tranh này )

Bị động : This picture was painted by Dufy

(Bức tranh này đã dược vẽ bởi Dufy.)

— Chủ động : What makes these holes ?

(Cái gì đã tạo ra lỗ chỗ như thế này ?)

Bị động : What are these holes made by ?

(Những cái lỗ chỗ này do đâu mà có ?)

Tuy nhiên, lưu ý rằng dạng bị động của các câu như :

Smoke filled the room (Khói tỏa ngập phòng.)

Paint covered the lock (Sơn bịt kín lỗ khóa.)

sẽ là :

The room was filled with smoke (Căn phòng ngập đầy khói.)

The lock was covered with paint (Lỗ khóa bị bị kín sđn.)

ở đây ta đang nói đến sự việc, chứ không phải tác nhân.

B. Khi tổ hợp động từ + giới từ + túc từ được đưa vào thể bị động, giới từ được giữ lại ngay sau động từ :

—  Chủ động : We niust write to him

(Chúng ta phải, viết thư cho anh ấy.)

Bị động , He must be written to

(Anh ấy phải được viết thư.)

—   Chủ động : You can play with these cubs quite safely

(Con có thể chơi với mấy con sư tử con này hoàn toàn an toàn.)

Bị động : These cubs car. be played with quite safely

(Những con sư tử này có thể được chơi với một cách hoàn toàn an toàn)

Với tổ hợp động từ + giới từ/trạng từ cũng tương tự :

— Chủ động : They threw away the old newspapers

(Họ ném các tờ bão cũ đi.)

Bị động : The old newspapers were thrown away (Các tờ báo cũ bị ném vứt đi.)

—  Chủ động : He looked after the children well

(Anh ấy trông nom lũ trẻ rất tốt)

Bị động : The children were well looked after (Lũ trẻ được trông nom tốt.)

HocTot.Nam.Name.Vn

  • Hình thức của thụ động cách

    Nhưng với các động từ aduise/beg/order /recoinmend/urge + tức từ gián tiếp + nguyên mẫu + túc từ ta có thể tạo thể bị động bằng hai cách : đưa động từ chính vào hlnh thức bị động, hoặc bằng cấu trúc : advise + that... should + nguyên mẫu bị động

  • Cách dùng những cấu trúc động từ nguyên mẫu sau động từ bị động

    Sau các động từ : acknowledge (thừa nhận), assume (cho là), believe (till), claim (tuyên bố), consider (xem là), estimate (đánh giá), feel (cảm thấy), find (nhận thấy), know (biết), presume (giá như), report (tường trình), say (nói), think (nghĩ), understand (hiểu) v.v..

  • Các cách dùng của thể bị động

    Khi ta không cần đề cập đến người thực hiên hành động rõ ràng anh ta là/ đã là/sẽ là ai : The rubbish hasn’t been collected (Rác rưởi đã không được gom lại.)The streets are swept every day (Đường phố được quét dọn mỗi ngày.)

  • Các thì chủ động và bị động tương ứng

    Trong lời nói thông tục đôi khi ta dùng get thay cho be : The eggs got (=were) broken (Mấy quả trứng đã bị vỡ.)You’ll get (=be) sacked if you take more time off (Cậu sẽ bị sa thải nếu cứ nghi hoài.)

close